Cách đây 900 năm người Viking đã biết viết thư tình
Một tin nhắn lãng mạn khắc trên một mảnh xương hơn 900 năm trước đã được tìm thấy ở Thụy Điển.
“Bức thư tình đó” có nội dung: “Hãy hôn anh/em đi”. Những “ký tự lạ” trên mảnh xương đã khiến nhiều học giả bối rối.
Nhưng vừa qua, một nhà khoa học tại Đại học Oslo đã giải mã được những kí tự được gọi là mật mã jotunvillur, một ngôn ngữ bí mật của người Runic từng được người Viking sử dụng trong thế kỷ 13 có thể đã được tìm thấy trong hơn 80 bản chữ khắc Na Uy nhắc đến ngày Lễ tình yêu (Valentine) của người Viking.
Trong bảng chữ cái cổ của người Runic có những chữ cái được gọi là runes, từng được sử dụng để viết tiếng Đức trước khi nước này chấp nhận chuyển sang dùng bảng chữ cái Latin.
“Điều đó giống như giải một câu đố vậy", học giả K. Jonas Nordby nói với trang thông tin điện từ Na Uy forsking.no. “Dần dần, tôi bắt đầu nhận ra một dấu hiệu mà dường như đó là sự kết hợp chẳng có ý nghĩa gì của những chữ rune".
Theo các nhà nghiên cứu: Mọi người đều hi vọng giải được một số điều bí hiểm, những bí mật cực kỳ sâu kín của Na Uy sẽ phải tự thất vọng.
Hầu hết những “ký tự lạ” trên mảnh xương được giải mã cho đến nay dường như từng sử dụng để học tập hoặc viết một giai điệu ngọt ngào nào đó.
Trong nhiều trường hợp, người xưa đã viết ngược các ký tự để thách đố độc giả ngày nay cố gắng giải nghĩa. Thậm chí có một số văn bản “tự hào” về khả năng mã hóa của chúng.
Phát hiện gần đây của ông Nordby được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Ngôn ngữ cổ Runic.