Cách mới "cân" hố đen

Các nhà nghiên cứu đã đề nghị phương pháp mới để xác định quy mô khổng lồ của các siêu hố đen.

>>> Phỏng đoán mới về hình dạng của hố đen

Hố đen được biết tồn tại ở trung tâm của hầu hết các thiên hà, nhưng hiện vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp lâu nay, đó là sự ảnh hưởng của chúng đối với quá trình tiến hóa của thiên hà.


Hố đen ở trung tâm thiên hà NGC4526 đã được ước tính lại khối lượng - (Ảnh: NASA)

Cách tiếp cận mới, được đăng trên chuyên san Nature, suy luận khối lượng của một hố đen dựa trên tốc độ phân tử quay quanh nó.

Cách này giúp cân hàng trăm hố đen gần Dải Ngân hà, và lần áp dụng đầu tiên cho thấy hố đen ở thiên hà NGC4526 nặng khoảng 450 triệu lần mặt trời của chúng ta.

Hiện giới chuyên gia chỉ ước tính khối lượng của vài chục siêu hố đen. Do chúng không thể được nhìn thấy trực tiếp, các nhà thiên văn học phải dựa vào chuyển động của các vật thể xung quanh chúng.

Hầu hết các dự đoán đều dựa trên việc thu thập ánh sáng, bằng cách tính toán sự chuyển động của các ngôi sao gần hố đen so với những ngôi sao xa hơn, nhưng phương pháp tính này có độ chính xác trung bình, và có thể bị nhiễu bởi những chuyển động ngẫu nhiên của một số ngôi sao bất thường.

Nghiên cứu mới tập trung vào khối lượng khí nguội, đậm đặc ít bị nhiễu hơn, và phát ra bức xạ ở bước sóng siêu âm trong quang phổ điện từ. Điều này cho phép việc sử dụng các kính viễn vọng với độ phân giải tốt hơn, theo chuyên gia Timothy Davis của Đài Thiên văn Nam Âu.

Ước tính mới được dự đoán sẽ giúp hé lộ sự tương tác giữa hố đen và các thiên hà chủ.

Lỗ đen (hố đen) là gì?

Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.

Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News