Cách phân biệt đau lưng với đau thận

Thận, cơ quan hình hạt đậu này nằm ở hai bên cột sống (ngay dưới bờ sườn), nhiệm vụ chính là lọc chất cặn bã và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Khi thận bị tắc hoặc bị viêm, bạn có thể bị đau lưng khó chịu.

BS Sabitha Rajan, chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ tại MCG Health cho biết: “Bản thân phần giữa thận không có dây thần kinh. Vì vậy, khi có cơn đau ở khu vực này, thì có nghĩa là có điều gì đó đang khiến chúng căng ra và tác động vào các dây thần kinh (gần lưng), và điều gì đó khá nghiêm trọng”.

Khi không được điều trị, thận viêm có thể dẫn đến tổn thương thận, huyết áp cao và trong một số trường hợp ít gặp là suy thận. Do đó rất cần phải biết khi nào cơn đau là do co thắt cơ chỉ cần nghỉ ngơi và dùng ibuprofen, và khi nào đau là do vấn đề về thận cần được bác sĩ quan tâm càng sớm càng tốt.

Cách phân biệt đau lưng với đau thận
Để phân biệt đau lưng với đau thận, cần xét đến yếu tố vị trí đau và kiểu đau.

Làm thế nào để phân biệt đau thận và đau lưng?

Khi cần phân biệt giữa hai tình trạng này, cần xem xét hai yếu tố: vị trí đau và kiểu đau.

Vị trí

Cơn đau liên quan đến căng cơ, dây chằng hoặc tổn thương đĩa đệm, có thể ở bất cứ đâu trên và dưới thắt lưng, nhưng nó có xu hướng ở xung quanh cột sống vùng thắt lưng. Lý do vì khu vực này chịu phần lớn trọng lượng cơ thể khi chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày, khiến nó dễ bị chấn thương, căng và mỏi cơ hơn.

Nếu có vấn đề về thần kinh, cơn đau cũng có thể lan xuống mông hoặc xuống một trong hai cẳng chân hoặc bàn chân.

Mặt khác, đau thận biểu hiện ở xung quanh vùng giữa thắt lưng và bên cạnh cột sống. Đây được gọi là vùng mạn sườn. BS. Rajan nói: “Nếu bạn vòng tay ra sau và đặt tay tự nhiên ở eo thì nó chính ở chỗ đó”.

Kiểu đau

Đau lưng có thể từ cảm giác nóng rát chói gắt đến đau nhức âm ỉ. Bạn cũng có thể bị tê bì hoặc cảm giác châm chích ở chân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý về đau lưng là nó thường tăng hoặc giảm bớt tùy thuộc vào cách bạn vận động.

Ví dụ, bạn có thể thấy cực kỳ khó chịu khi cúi xuống và cầm lấy cặp sách trong khi đứng thì không thấy đau. Hoặc ngồi trong nhiều giờ khiến lưng nhức nhối trong khi tập thể dục nhẹ nhàng lại giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Đây là những dấu hiệu cho thấy đau có thể không phải là do thận. Ngoài ra nếu bạn nghĩ rằng mình bị thương một cơ, thì bạn thực sự có thể chỉ ngay được cơ gây đau.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể phát hiện ra cơn đau thận khi sờ nắn - đặc biệt, nếu bạn đang cố gắng tự khám cho mình. Thay vào đó, bạn sẽ để ý thấy sự nhất quán của cơn đau. Giống như đau lưng, đau thận có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, nhưng cơn đau thận khá nhất quán và không thay đổi bất kể tư thế của cơ thể.

Đau thận cũng thường đi kèm với các triệu chứng khác. Vì vậy, nếu bạn cũng:

  • Nhận thấy nước tiểu trông như có máu, sẫm màu hoặc đục
  • Nhận thấy nước tiểu có mùi lạ so với bình thường
  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm thấy luôn phải đi tiểu
  • Thấy sỏi trong nước tiểu
  • Bị sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn

… thì bạn sẽ muốn đến bác sĩ để kiểm tra chức năng thận.

Những nguyên nhân gây đau lưng và đau thận

Đau lưng hay xảy ra nhất khi lưng phải làm việc quá sức, bị căng hoặc thường xuyên bị sai tư thế.

Đau thận có 5 nguyên nhân chính (được liệt kê từ phổ biến nhất đến ít gặp nhất):

1. Sỏi thận

Đó là những cặn chất khoáng và muối cứng có thể hình thành trong thận và gây tắc nghẽn bài tiết. Nếu sỏi thận nhỏ, chúng có thể tự trôi ra ngoài mà không gây đau đớn. Nếu sỏi lớn hơn, đau khá dữ dội và thường thành từng cơn. Nói cách khác, đau có xu hướng tăng lên khi viên sỏi di chuyển. Đau cũng thường chỉ wor một bên. Bạn thường không bị sỏi thận ở cả hai bên cùng một lúc.

2. Nhiễm trùng tiết niệu đã diễn biến nặng

Đôi khi nhiễm trùng tiết niệu (UTI) có thể diễn biến nặng khi vi khuẩn có hại di chuyển qua bàng quang và lên đến thận.

Nhiễm trùng thận sẽ gây đau âm ỉ và liên tục. Nhiễm trùng tiết niệu chuyển thành nhiễm trùng thận cũng dễ gây sốt, ớn lạnh và buồn nôn.

3. Chấn thương

Rất may là thận được bảo vệ bởi khung xương sườn và cơ lưng vững chắc, vì vậy chấn thương thận không quá phổ biến. Nhưng nếu bạn tham gia các môn thể thao va chạm, chẳng may bị tai nạn hoặc rơi vào tình huống bị va đập cực mạnh vào vùng thắt lưng, bạn có thể bị tổn thương thận.

4. Bệnh thận đa nang

PKD là một bệnh lý di truyền trong đó các đám nang không phải ung thư phát triển trong thận. Các nang thận có thể bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng, và theo thời gian chúng sẽ khiến thận to ra và mất chức năng. Các triệu chứng khác của PKD bao gồm sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu và huyết áp cao.

5. Khối u thận

Đây là nguyên nhân ít có khả năng gây đau thận nhất nhưng khối u có thể đủ lớn để gây khó chịu. Trong hầu hết các trường hợp, đây là những u nang lành tính không phải là ung thư. Tuy nhiên, ung thư thận cũng không phải là hiếm gặp. Theo Hội Ung thư Mỹ, ung thư thận là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ do đau lưng hoặc đau thận?

Đau lưng

Đau lưng có thể khiến bạn vô cùng khó chịu, nhưng tin tốt là nó thường tự cải thiện dần. Các bác sĩ khuyên bạn nên tránh những động tác khiến đau tăng thêm và thử chườm nóng, chườm lạnh hoặc thuốc chống viêm.

Nếu đau không hết trong vòng 6 đến 12 tuần, hãy đến gặp bác sĩ, người có thể hỗ trợ bạn tìm cách điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau lưng sau tai nạn chấn thương hoặc có các triệu chứng liên quan khác, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị ngay lập tức.

Đau thận

Nếu nghi ngờ mình có vấn đề về thận, bạn nên đặt lịch khám với bác sĩ. Thực sự bất cứ ai có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận nên đến gặp bác sĩ để xác định.

Nếu bạn đang mang thai và bị sốt cao, hãy đi khám cấp cứu để được đánh giá ngay. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn, vì vậy nếu không có dịch vụ chăm sóc ban đầu, chăm sóc khẩn cấp là nơi tốt nhất để tìm kiếm sự hỗ trợ.

Điều gì sẽ xảy ra khi đi khám bác sĩ do đau thận?

Nếu bạn đi khám bác sĩ do đau nhức lưng thường xuyên vì cơ xương khớp, rất có thể bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề. Và nếu cho rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng hơn, họ có thể yêu cầu siêu âm hoặc một số loại kỹ thuật hình ảnh khác.

Tuy nhiên, việc đánh giá thận có thể bao gồm nhiều xét nghiệm hơn.

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và xem bạn có tiền sử mắc các bệnh về thận trong quá khứ hoặc các thành viên trong gia đình bị bệnh thận hay không. Sau đó, họ sẽ sờ nắn vùng thận, kiểm tra huyết áp và đo nhiệt độ.

Sau đó, họ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu vào cốc. Đây được gọi là phân tích nước tiểu. Với xét nghiệm này, bác sĩ đang xem xét liệu có thấy máu hoặc các tinh thể nhỏ hơn hay không. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng khác và xem thận thực sự hoạt động tốt như thế nào trong việc loại bỏ độc tố.

Nếu bác sĩ rất lo lắng, họ có thể cho bạn siêu âm để xem cấu trúc của thận và kiểm tra sỏi.

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng tiết niệu, và trong trường hợp sỏi thận nhỏ, họ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước hơn và dùng thuốc giảm đau cho đến khi sỏi trôi xuống. Tuy nhiên, những tình trạng nghiêm trọng hoặc phức tạp hơn có thể yêu cầu các thủ thuật khác, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ của mình để được đánh giá và điều trị thích hợp.

Điểm then chốt: Đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình bị đau thận.

Không giống như đau lưng, bạn sẽ không muốn "chờ và theo dõi" với thận của mình. Nhiễm trùng có thể trở nên nặng hơn và dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, trong khi các khối u và sỏi “lạ” có thể làm suy giảm chức năng thận. Bác sĩ càng có thể kê đơn phương án điều trị càng sớm thì càng có thể khắc phục tốt hơn cho tình trạng-và cơn đau “lưng” khó hiểu của bạn” từ trong trứng nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 loại củ quả không nên ăn phần vỏ bởi chúng dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, gây hại sức khoẻ

5 loại củ quả không nên ăn phần vỏ bởi chúng dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, gây hại sức khoẻ

Nhiều người nghĩ rằng vỏ của trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn cả vỏ và phần thịt của rau quả.

Đăng ngày: 29/09/2020
Các nhà khoa học khẳng định mỗi giờ chạy bộ có thể tăng 7 giờ tuổi thọ và kéo dài sự sống thêm 3 năm

Các nhà khoa học khẳng định mỗi giờ chạy bộ có thể tăng 7 giờ tuổi thọ và kéo dài sự sống thêm 3 năm

Chạy bộ là hoạt động thể chất đơn giản mà hiệu quả. Nó có tác dụng kiểm soát cân nặng và huyết áp, nhờ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch cũng như ung thư.

Đăng ngày: 28/09/2020
Những căn bệnh dễ mắc phải vào thời điểm cuối năm

Những căn bệnh dễ mắc phải vào thời điểm cuối năm

Sốt xuất huyết, bạch hầu... có thể tăng vào cuối năm ở một số địa phương nên mọi người cần nâng cao sức khỏe, tiêm vaccine để phòng tránh bệnh.

Đăng ngày: 28/09/2020
Tìm ra tác dụng mới của thuốc kháng virus HIV

Tìm ra tác dụng mới của thuốc kháng virus HIV

Nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc dùng để điều trị HIV và viêm gan B có thêm tác dụng ngừa tiểu đường type II.

Đăng ngày: 28/09/2020
Tác hại của mỡ nội tạng với sức khỏe

Tác hại của mỡ nội tạng với sức khỏe

Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột.

Đăng ngày: 28/09/2020
Người đầu tiên được chữa khỏi HIV qua đời

Người đầu tiên được chữa khỏi HIV qua đời

Ông Timothy Ray Brown bị tái phát ung thư máu vào năm 2019 và qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo này.

Đăng ngày: 27/09/2020
Trẻ nhỏ ăn nhiều củ dền có thể ngộ độc

Trẻ nhỏ ăn nhiều củ dền có thể ngộ độc

Củ dền được cho là nhièu chất bổ dưỡng, nhưng nếu trẻ nhũ nhi ăn nhiều và lâu dài sẽ dẫn đến thiếu oxy trong máu, gây tím tái, khó thở, thậm chí nguy kịch.

Đăng ngày: 26/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News