Cách phát hiện hố đen vũ trụ
Hố đen vũ trụ là vùng không gian có lực hấp dẫn cực mạnh, không gì có thể thoát khỏi khi tiếp cận chúng, kể cả ánh sáng với tốc độ 300.000km/giây.
Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện.
Các nhà khoa học biết đến hố đen thông qua đài quan sát X-Chandra. Thực chất không thể quan sát hố đen mà phải thông qua những hiện tượng xung quanh, những vùng không gian hố đen đi qua, cuốn phăng các ngôi sao và đám bụi khí, xoáy vào vùng không gian vô tận.
Các ngôi sao và vật thể lân cận sau đó nóng lên hàng triệu độ, phát ra tia X. Theo thuyết tương đối của Einstein, trọng lực có thể uốn cong không gian, vùng không gian hố đen đi qua sẽ tạo hình ảnh bị uốn cong trên kính thiên văn. Dựa vào hình ảnh ghi nhận được, các nhà thiên văn xác định vị trí hố đen.
Quan sát cho thấy có nhiều hố đen tồn tại, thậm chí chúng xuất hiện sớm hơn sự ra đời của các ngôi sao và thiên hà.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
