Cách sống sót qua thảm họa hạt nhân

Các chuyên gia Mỹ chỉ ra các dấu hiệu nhận biết bị phơi nhiễm phóng xạ và cách để sống sót nếu xảy ra thảm họa hạt nhân.

Bí kíp giúp sống sót qua thảm họa hạt nhân


Một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: Alamy).

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, thế giới sẽ tràn ngập phóng xạ. Các chuyên gia của Hiệp hội hóa học Mỹ (ACS) chỉ ra những yếu tố sau để sống sót và sinh tồn nếu xảy ra thảm họa.


Ba yếu tố chính để sống sót. (Ảnh: ACS).

Điều này có nghĩa là phải sớm tránh càng xa càng tốt nơi xảy ra các vụ nổ hạt nhân, với sự che chắn tốt nhất có thể. Trong vòng một tuần phơi nhiễm bạn sẽ bị chóng mặt, mất phương hướng, suy nhược, mệt mỏi, rụng tóc, nôn ra máu và phân, khó lành vết thương, huyết áp thấp. Sau một tuần có thể dẫn đến tử vong.


Đám mây hình nấm đặc trưng của một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: ACS).

Có một cách đơn giản để ước lượng về khoảng cách an toàn trong vụ nổ hạt nhân. Nếu nhìn thấy một đám mây hình nấm, hãy nheo một mắt lại và giơ ngón tay cái lên ngang tầm mắt. Nếu thấy đám mây to hơn ngón tay, nghĩa là bạn đang ở khu vực nhiễm xạ nguy hiểm, cần rời xa càng sớm càng tốt.


Ống nano carbon đơn lớp (trái) và đa lớp (phải). (Ảnh: Veena Choudhary /Anju Gupta).

Các tấm chắn bức xạ dùng cho tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phù hợp làm nơi trú ẩn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vật liệu nano chống phóng xạ, chịu nhiệt và áp suất cao. Các bức tường làm bằng ống nano carbon có thể là một lựa chọn tốt, nó không những chống được bức xạ, mà còn chắc chắn hơn thép hàng trăm lần.


Sau khi đã có một nơi trú ẩn an toàn, điều cần quan tâm tiếp theo là sinh hoạt trong đó. Ba yếu tố cần thiết nhất lúc này là điện, nước và thức ăn. (Ảnh: ACS).


Sơ đồ pin nhiên liệu hydro. (Ảnh: Wikipedia).

Nơi trú ẩn không thể chứa quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, vừa tốn diện tích vừa không thể sử dụng lâu dài. Quang năng cũng không khả thi khi nơi trú ẩn thường ở sâu trong lòng đất khoảng 61 mét. Các chuyên gia cho rằng lựa chọn tốt nhất của năng lượng là sử dụng pin nhiên liệu, chuyển hóa năng từ nhiên liệu (thường là hydro) thành điện năng.


Mô hình kết hợp nuôi cá và trồng rau. (Ảnh: Alamy).

Sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa này là nước, có thể tận dụng để làm nước uống. Ngoài ra, có thể làm sạch nước nhiễm xạ bằng oxit graphene. Có nước nghĩa là có thể áp dụng mô hình aquaponics, kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh) để nuôi cá và trồng rau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 03/02/2025
Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Đăng ngày: 01/02/2025
Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.

Đăng ngày: 27/01/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 25/01/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News