Cách tàu ngầm phát tín hiệu cầu cứu khi gặp nạn

Ngay sau khi tàu gặp nạn, thủy thủ đoàn sẽ phát các cuộc gọi khẩn cấp về trung tâm, đồng thời phóng các phao tín hiệu để thông báo vị trí tàu gặp nạn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự cố, các lò phản ứng hạt nhân có thể sẽ bị ngắt và tàu ngầm chỉ còn sử dụng pin, theo Howstuffworks.

Cách tàu ngầm phát tín hiệu cầu cứu khi gặp nạn
Tàu cứu hộ lặn sâu (DSRV). (Ảnh: Howstuffworks).

Các nỗ lực cứu hộ phải diễn ra khẩn trương, thường trong vòng 48 giờ sau sự cố, bởi thủy thủ đoàn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khi tàu ngầm gặp nạn bên dưới đại dương. Nguy hiểm nhất là nguy cơ nước biển tràn vào trong tàu. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy, mức độ carbon dioxide tăng cao và nhiệt độ giảm mạnh do hệ thống sưởi ấm trên tàu ngừng hoạt động.

Sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu, một tàu lớn mang theo các phương tiện cứu hộ như tàu cứu hộ lặn sâu (DSRV), chuông lặn và phao hơi nhanh chóng được điều động đến vị trí tàu gặp nạn. Các DSRV sẽ lặn xuống vị trí tàu ngầm, bám vào mạn trên của tàu và kết nối với "khoang thoát hiểm" để tạo ra một lối thoát hiểm kín (khoang thoát hiểm thường nằm ở mạn trên, phía đầu của tàu ngầm, được thiết kế đặc biệt trong các trường hợp cứu nạn).

Cách tàu ngầm phát tín hiệu cầu cứu khi gặp nạn
Tàu lớn chứa các thiết bị cứu hộ như tàu cứu hộ lặn sâu, chuông lặn và phao hơi tiếp cận vị trí tàu ngầm gặp nạn. (Ảnh: Thinkdefence).

Các thủy thù đoàn mắc kẹt trong tàu ngầm sẽ được sơ tán lên các DSRV qua lối thoát hiểm. Trong nhiều trường hợp, các chuông lặn (thiết bị hỗ trợ lặn sâu cho các thợ lặn) có thể được gửi xuống để hỗ trợ hoạt động cứu nạn. Khi tất cả thủy thủ đoàn được đưa ra khỏi tàu ngầm, các phao hơi sẽ được gắn xung quanh thân tàu và sau đó được bơm căng để đưa tàu ngầm nổi lên mặt nước.

Hoạt động cứu hộ và trục vớt tàu ngầm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu tàu gặp nạn, điều kiện thời tiết trên biển, điều kiện dòng chảy và địa hình đáy biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News