Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Lò phản ứng hạt nhân không gian Kilopower sẽ cung cấp điện cho cư dân sao Hỏa trong tương lai, biến thuộc địa hóa hành tinh này thành hiện thực.

Công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian trong chương trình Kilopower của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể cách mạng hóa khám phá vũ trụ, International Business Times hôm 16/11 đưa tin. NASA sẽ bắt đầu thử nghiệm chương trình trong tháng này. Kilopower có thể đóng vai trò chủ chốt đối với quá trình thuộc địa hóa sao Hỏa trong tương lai.


Công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian. (Video: International Business Times).

Theo NASA, công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian có thể cung cấp năng lượng cho những cư dân sao Hỏa, biến đổi các nguồn tài nguyên trên hành tinh đỏ thành nước, oxy và nhiên liệu, tất cả, tất cả những điều kiện cần thiết để con người sinh sống lâu dài trên sao Hỏa.

"Một lò phản ứng hạt nhân không gian có thể cung cấp nguồn năng lượng cao với khả năng vận hành độc lập với ánh sáng Mặt Trời và khả năng hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt như trên bề mặt sao Hỏa", Patrick McClure, người đứng đầu dự án Kilopower ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos cho biết.

David Poston, nhà thiết kế chính của lò phản ứng nói công nghệ cũng có thể được sử dụng trong các sứ mệnh khám phá vũ trụ khác của NASA. Tuy nhiên, dự án tiên phong này đòi hỏi tính đơn giản. "Sự đơn giản là cần thiết đối với bất kỳ dự án tiên phong độc nhất vô nhị nào. Chúng tôi không chỉ cần thiết kế đơn giản nhất, mà phải tìm cách thức đơn giản nhất trong chế tạo, an toàn và thử nghiệm", Poston nói.

Kilopower có thể sản xuất điện liên tục từ 10 năm trở lên trong môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa. Công nghệ không phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời, có nghĩa nó có thể đáp ứng nhu cầu về điện cả vào ban đêm hoặc trong suốt thời gian dài bão bụi hoành hành che khuất ánh sáng Mặt Trời.

"Công nghệ giúp giải quyết nhiều vấn đề và mang đến một nguồn điện thường xuyên bất kể bạn ở đâu trên sao Hỏa. Năng lượng phân hạch có thể mở rộng vị trí đổ bộ khả thi trên hành tinh đỏ, bao gồm những vĩ độ cao ở phương băng, nơi có thể tồn tại băng", Lee Mason, kỹ sư công nghệ cấp cao ở Ban chỉ đạo Sứ mệnh Công nghệ Không gian, chia sẻ.

Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa
Thuộc địa sao Hỏa trong tương lai. (Ảnh: Outerplaces).

"Sự khác biệt lớn giữa tất cả những điều vĩ đại chúng ta đã làm trên sao Hỏa và những gì chúng ta cần làm để thực hiện sứ mệnh có người trên hành tinh đó là điện. Công nghệ mới này có thể cung cấp hàng kilowatt và thậm chí phát triển để cung cấp hàng trăm kilowatt hay hàng megawatt điện. Chúng tôi gọi đó là dự án Kilopower. Chương trình thử nghiệm của chúng tôi đang trên đà khởi động", Mason nói.

Theo NASA, hệ thống thử nghiệm của dự án Kilopower sẽ bao gồm một lõi lò phản ứng urani-235 đặc có kích thước bằng lõi cuộn giấy vệ sinh. Các ống nhiệt natri sẽ được sử dụng để truyền nhiệt của lò phản ứng, nhiệt lượng này sau đó sẽ chuyển thành điện năng nhờ động cơ Stirling hiệu suất cao. Động cơ Stirling giống như các động cơ xe hơi, sử dụng nhiệt để tạo ra lực áp suất, qua đó sản sinh điện.

Theo Mason, phần cứng của hệ thống Kilopower sẽ trải qua quy trình thử nghiệm từng bước kéo dài khoảng 28 giờ. Việc thử nghiệm sẽ diễn ra ở vùng thử nghiệm Nevada của Bộ Năng lượng Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát ALMA ở Chile để nghiên cứu ngôi sao được phát hiện vào năm ngoái này.

Đăng ngày: 20/11/2017
Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Nhiếp ảnh gia Miguel Claro ghi lại hình ảnh những vết đen Mặt Trời trong buổi chiều tối gần lâu đài Noudar, Barranco, Bồ Đào Nha, Space hôm 15/11 đưa tin.

Đăng ngày: 20/11/2017
Asgardia - dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ

Asgardia - dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ

Từ vệ tinh Asgardia-1 ban đầu, các nhà khoa học kỳ vọng xây dựng một quốc gia lơ lửng trên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 19/11/2017
UAE lên kế hoạch xây trạm cảnh sát không gian trên sao Hỏa

UAE lên kế hoạch xây trạm cảnh sát không gian trên sao Hỏa

UAE dự định mở trạm cảnh sát sao Hỏa do con người, robot, các thiết bị không người lái và vệ tinh vận hành vào năm 2057.

Đăng ngày: 18/11/2017
Liên Xô đã cứu trạm vũ trụ Saliut-7 như thế nào?

Liên Xô đã cứu trạm vũ trụ Saliut-7 như thế nào?

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 dài 10,3 mét, nặng 8,5 tấn của Trung Quốc đang bị mất kiểm soát và có thể lao xuống đâm Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2017
Thiên thạch khổng lồ sắp bay ngang Trái đất

Thiên thạch khổng lồ sắp bay ngang Trái đất

Đây là thiên thạch có kích thước tương đối lớn với đường kính 5km, thiên thạch này sẽ bay qua vị trí cách Trái Đất khoảng 10 triệu km.

Đăng ngày: 17/11/2017
Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào nhau

Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào nhau

Hình ảnh thiên hà NGC 2623 hình vặn xoắn giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vụ va chạm của dải Ngân hà trong khoảng 4 tỷ năm nữa.

Đăng ngày: 16/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News