Cách tiêm mới trị ung thư

Các nhà nghiên cứu nói rằng một cách tiêm thuốc mới đưa đến triển vọng trong việc làm giảm tác dụng phụ khi điều trị bệnh ung thư và nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh, theo trang tin Top News.

Theo các chuyên gia Đại học Glasgow (Anh), tiêm thuốc vào động mạch của bệnh nhân ung thư, thay vì tĩnh mạch, có thể hiệu quả hơn trong việc tiếp cận các khối u ung thư đầu và cổ.

Họ tin tưởng phương pháp này, nếu thành công trong các thử nghiệm ở người vào năm sau, cũng có thể áp dụng cho các loại ung thư khác.

Nhìn chung, hóa trị được dùng thông qua truyền "nhỏ giọt" ở cánh tay, làm thuốc hóa trị lan khắp cơ thể của bệnh nhân, bao gồm cả tế bào ung thư.


Tế bào ung thư

Tuy nhiên, hóa trị liệu hiếm khi được đề xuất là một phương pháp điều trị duy nhất cho ung thư đầu và cổ vì độc tính của nó và xác suất chữa lành bệnh là rất thấp.

Tiến sĩ Manosh Paul và các cộng sự tại Đại học Glasgow đã nghiên cứu và tìm ra một phương pháp mới sử dụng cách truyền thuốc trong động mạch.

Điều này sẽ tập trung thuốc hóa trị trong khu vực xung quanh khối u, với liều thấp hơn cho các cơ quan dễ bị tổn thương với độc tính.

Phương pháp này dự kiến sẽ đem lại tỷ lệ chữa bệnh thành công cao hơn và có ít tác dụng phụ hơn.

Tiến sĩ Paul đã áp dụng các kỹ thuật động lực chất lỏng để mô hình hóa sự phân phối và tập trung của thuốc hóa trị xung quanh khối u đầu và cổ.

“Một thứ gì đó khi được tiêm vào tĩnh mạch sẽ đi vào tim, sau đó đến tế bào ung thư. Nhưng khi được tiêm vào động mạch, nó đi đến tế bào ung thư trước. Mục đích của chúng tôi là chứng minh cách thức này hiệu quả hơn”, ông cho biết.

“Có một số động mạch phụ mà bạn có thể tạm thời ngăn chặn trong quá trình điều trị để giúp tập trung hóa trị”, ông nói thêm.

Công trình này thực hiện song song với các nghiên cứu xem xét tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm để xác định liều lượng cần thiết cho mỗi bệnh nhân. Mô hình máy tính sau đó đưa ra phương pháp truyền thuốc lý tưởng để đạt đúng liều lượng của mỗi bệnh nhân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News