Cách vaccine chiến đấu ngừa Covid-19

Việt Nam đã cấp phép 5 loại vaccine Covid-19 thuộc ba nhóm mRNA (Moderna, Pfizer/BioNTech), vector virus (AstraZeneca, Sputnik), nguyên virus (Sinopharm).

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), nCoV gây bệnh Covid-19, cấu trúc gồm 4 protein, trong đó có những protein S trên bề mặt virus tạo thành hình dạng giống chiếc vương miện, từ đó được đặt tên "corona". Những protein S này là mục tiêu lý tưởng để tạo nên vaccine ngừa Covid-19.

Cơ chế vaccine hoạt động tạo miễn dịch

Vaccine dạy tế bào cơ thể người cách tạo ra bản sao của protein S, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống virus. Cơ chế này giúp cơ thể người không bị nhiễm bệnh nếu sau này tiếp xúc với virus.

Triệu chứng thường gặp khi cơ thể đáp ứng với vaccine là sốt nhẹ, đau đầu hay ớn lạnh. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường, cho thấy vaccine đang hoạt động.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có ba cách tiếp cận chính để phát triển các loại vaccine. Sự khác biệt chính của ba cách, gồm sử dụng toàn bộ virus hay vi khuẩn để tạo ra vaccine; chỉ sử dụng những thành phần của virus có tác dụng khởi phát hệ miễn dịch; chỉ sử dụng những vật liệu di truyền của virus nhằm cung cấp cho cơ thể các hướng dẫn để tạo ra các protein cụ thể, giống protein có trong virus, nhằm khởi phát hệ miễn dịch.

Cách vaccine chiến đấu ngừa Covid-19
Ba cách tiếp cận chính để thiết kế các loại vaccine.

Vaccine vector virus (AstraZeneca, Sputnik)

Vaccine phát triển trên công nghệ vector virus là dùng một loại virus khác virus corona, không thể gây bệnh, nhưng có thể giúp chuyển tải kháng nguyên của corona vào cơ thể người.

Cả hai loại vaccine của AstraZeneca, Sputnik đều không chứa virus corona nên không thể gây bệnh và không làm thay đổi DNA của người.

Vaccine "nguyên virus" (Sinopharm)

Loại vaccine này dùng virus corona "bị làm chết" (virus bất hoạt) để chúng không thể gây bệnh cho người. Khi vào cơ thể, chúng giúp tạo ra protein S bằng một số phản ứng với các tế bào miễn dịch. Phương pháp này từng được áp dụng trên các vaccine phòng ngừa bệnh dại, bại liệt hay viêm gan A trước đây.

Vaccine "nguyên virus"có chứa virus corona đã "bị làm chết" nên không thể gây bệnh và không làm thay đổi DNA của người.

Vaccine mRNA (Moderna, Pfizer/BioNTech)

mRNA là viết tắt của Messenger RNA, còn gọi RNA thông tin, là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein, tương tự protein của virus gây bệnh, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và đáp ứng.

Vaccine mRNA được bao bọc trong một lớp vỏ để dễ dàng đưa vào cơ thể và giữ chúng không bị phá vỡ. Do đại dịch, nghiên cứu trong lĩnh vực này tiến triển rất nhanh, một số vaccine mRNA cho Covid-19 đã và đang được cấp phép sử dụng.

HCDC khuyến cáo vaccine giúp bảo vệ cơ thể trước Covid-19, giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh. Tuy nhiên, dù đã được tiêm vaccine, mọi người cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình.

Cách vaccine chiến đấu ngừa Covid-19
Việt Nam đang sử dụng phần lớn là vaccine của hãng Astra Zeneca. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Tính đến ngày 4/7, hơn 3,89 triệu người cả nước được tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó số người đã được tiêm đủ hai mũi là 223.336. Việt Nam đang chủng ngừa phần lớn bằng vaccine của hãng Astra Zeneca. Ngoài ra, Trung Quốc đã tặng Việt Nam 500.000 liều Vero-Cell của Sinopharm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người nào dễ bị biến thể Delta tấn công?

Những người nào dễ bị biến thể Delta tấn công?

Người trẻ, người chưa được tiêm phòng đầy đủ vẫn dễ nhiễm nCoV biến thể Delta, trong khi nhóm người lớn tuổi chịu nguy cơ tử vong cao nhất.

Đăng ngày: 03/07/2021
Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19

Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19

Máy do nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa HN phối hợp cùng doanh nghiệp chế tạo để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 giai đoạn 3, được Bộ Y tế cấp phép.

Đăng ngày: 03/07/2021
Biến thể Gamma hoành hành: Cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng khốc liệt

Biến thể Gamma hoành hành: Cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng khốc liệt

Biến thể Gamma, được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản nhưng lại có nguồn gốc Brazil, đang khiến cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới thêm phần khó khăn bởi khả năng lây nhiễm mạnh và gây tử vong cao.

Đăng ngày: 30/06/2021
F1 được cách ly tại nhà cần làm gì?

F1 được cách ly tại nhà cần làm gì?

Những người này phải đảm bảo hạn chế tiếp xúc thành viên trong gia đình, không được rời khỏi nơi lưu trú và lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất 5 lần.

Đăng ngày: 29/06/2021
Sau khi tiêm vaccine bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Sau khi tiêm vaccine bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”

Đăng ngày: 29/06/2021
Khẩu trang gắn cảm biến phát hiện Covid-19

Khẩu trang gắn cảm biến phát hiện Covid-19

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giới thiệu phát minh kết hợp hai biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Đăng ngày: 29/06/2021
Đột biến giúp nCoV lây nhiễm tế bào theo cách mới

Đột biến giúp nCoV lây nhiễm tế bào theo cách mới

Một đột biến ở vị trí số 484 trên protein hình gai cho phép nCoV xâm nhập tế bào trong cơ thể người mà không cần liên kết với thụ thể ACE2 như thông thường.

Đăng ngày: 29/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News