Cách xem nhật thực ở Việt Nam chiều nay

Người dân tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có thể quan sát trực tiếp hiện tượng nhật thực diễn ra vào cuối tuần này. Đây là lần nhật thực duy nhất quan sát được trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong vòng 11 năm tới.

Vào cuối tuần này, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng nhật thực một phần. Đây là hiện tượng xảy ra khi quan sát từ Trái đất vào thời điểm Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trăng sẽ che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Lần nhật thực này sẽ diễn ra với hình khuyên, theo tỷ lệ từ 27 - 29% tùy từng địa điểm. Thời điểm diễn ra nhật thực một phần là khoảng hơn 1h chiều. Toàn bộ quá trình nhật thực một phần sẽ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ.


Cuối tuần này tại Việt Nam sẽ diễn ra nhật thực hình khuyên.

Nhật thực là hiện tượng thiên nhiên rất hiếm gặp. Sau lần xuất hiện này, phải đến năm 2031, các tỉnh phía bắc mới có thể chứng kiến nhật thực một lần nữa ở quy mô lớn. Trong khi đó, tại các tỉnh phía nam, người dân sẽ có cơ hội chứng kiến 3 lần nhật thực nữa trong khoảng 10 năm tới đây.

So với các hiện tượng thiên văn khác, việc quan sát nhật thực khá đơn giản do không cần phải dùng đến kính thiên văn. Người quan sát chỉ cần một tầm nhìn đủ lớn và bầu trời quang mây để có thể nhìn thấy Mặt Trời.

Trong quá trình diễn ra nhật thực, bức xạ từ ánh sáng Mặt Trời có thể tác động xấu tới mắt do thời gian quan sát lâu hơn bình thường. Do vậy, người xem không nên quan sát Mặt Trời bằng mắt thường trong thời điểm diễn ra nhật thực.

Người dân cũng không nên sử dụng các thiết bị viễn vọng như kính thiên văn, ống nhòm để quan sát trực tiếp Mặt trời bởi chúng có thể làm tăng đáng kể cường độ bức xạ tiếp xúc với mắt.


Người quan sát nhật thực không nên nhìn trực tiếp lên Mặt Trời mà cần sử dụng một chiếc kính chuyên dụng (solar glasses).

Khi quan sát nhật thực, người xem cần chuẩn bị một chiếc kính lọc ánh sáng dành cho mắt hoặc một lớp kính lọc chuyên dụng (sun filter) nếu quan sát bằng kính thiên văn. Sun filter phải là dụng cụ được chế tạo riêng, người dùng không nên tự chế bộ lọc này bởi chất lượng sẽ không thể đảm bảo.

Những chiếc kính lọc được thiết kế riêng để quan sát trực tiếp nhật thực gọi là solar glasses. Chúng thường có gọng bằng bìa cứng và được bán với giá từ 10.000 - 20.000 đồng. Chỉ cần tìm kiếm với cụm từ “kính xem nhật thực” là đã có thể dễ dàng mua được những chiếc kính này trên mạng.

Tuy vậy, người dùng cần phải hỏi rõ nguồn gốc kính của nơi bán, tránh xa những chiếc kính tự chế bởi nó có thể không đảm bảo độ an toàn. Khi mua kính, bạn cũng cần kiểm tra xem kính có bị hở sáng hay không bằng việc giơ kính lên nguồn ánh sáng mạnh.


Ngoài việc quan sát trực tiếp, người xem cũng có thể quan sát gián tiếp nhật thực bằng cách chiếu ảnh của Mặt Trời lên một tờ giấy trắng.

Những chiếc kính này không có tác dụng thay thế lớp kính lọc chuyên dụng (sun filter) cho kính thiên văn. Trong quá trình quan sát, người dùng cần giữ kính ở sát mắt để tránh những tia sáng từ Mặt Trời trực tiếp chiếu thẳng vào mắt mình.

Người xem cũng có thể quan sát nhật thực theo hình thức gián tiếp bằng cách đặt một tấm bìa có lỗ nhỏ trước ống nhòm, kính thiên văn (hoặc tự chế một chiếc hộp bằng bìa carton), sau đó chiếu ảnh của Mặt Trời lên một tờ giấy trắng.

Lưu ý:

Những fan hâm mộ các hiện tượng thiên văn như nhật thực nhưng không ở đúng vị trí quan sát có thể truy cập vào website của Dự án Kính viễn vọng Ảo (www.virtualtelescope.eu/) để xem phát sóng trực tiếp của sự kiện lần này.


Link xem nhật thực tại Việt Nam. (Nguồn: Vật lý thiên văn).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News