Cái chết bí ẩn của hàng triệu con chim biển được giải đáp
Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân hàng triệu con chim chết trên các bãi biển ở Australia năm 2013. Đó là do đá bọt, hoạt động của núi lửa dưới nước và “Blob”.
Năm 2013, các nhà khoa học phát hiện khoảng 3 triệu con chim hải âu đuôi ngắn đã chết bí ẩn dọc theo bờ biển phía đông Australia, thậm chí ở cả trên đảo Lord Howe, cách bờ biển Australia khoảng 600km, theo The Guardian.
Những con chim sống sót thì ở trong tình trạng tồi tệ đến mức không thể ăn được thức ăn do những người chăm sóc động vật hoang dã đưa tới. Chúng cũng nhanh chóng chết đi sau đó.
Hình ảnh những con chim chết dần chết mòn trên các bãi biển ở Queensland và New South Wales vẫn còn ám ảnh tiến sĩ Lauren Roman - nhà sinh thái biển, và phó giáo sư Scott Bryan - chuyên gia về núi lửa.
Ông Bryan - phó giáo sư Đại học Công nghệ Queensland - phát hiện manh mối đầu tiên giải thích cho sự việc bí ẩn này. Đó là đá bọt, loại đá hình thành sau khi núi lửa phun trào nằm xen lẫn với xác chim trên bãi biển.
Là người nghiên cứu đá bọt 20 năm nay, ông Bryan cho biết một ngọn núi lửa dưới nước phía Đông Bắc New Zealand đã phun trào vào một năm trước thời điểm những con chim hải âu chết hàng loạt.
Những con chim hải âu đuôi ngắn đang kiếm ăn trên biển. (Ảnh: Lauren Roman).
Cô Lauren Roman, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tasmania, đã tiến hành mổ 172 xác chim và tìm thấy 96,7% chúng đã ăn phải loại đá này. Cô Roman còn phát hiện chúng bị thiếu cân trầm trọng, có lẽ do chúng không kiếm đủ thức ăn ở biển Bering trước khi đến Australia để sinh sản.
Các chuyên gia về chim biển và núi lửa đã hợp tác với nhau để chứng minh rằng đá bọt từ đợt phun trào núi lửa vào năm 2012 có liên quan mật thiết với tình trạng đói ăn của những con hải âu Australia. Và việc tìm thấy đá bọt trong dạ dày của những con chim hải âu cho thấy chúng đã đói đến nỗi lầm tưởng đá bọt là thức ăn.
Cô Roman cho biết: “Vấn đề chưa biết là tại sao những con chim hải âu không thể tìm thấy thức ăn vào năm đó. Tôi cho rằng có thể là do Blob - một đợt nắng nóng bất thường trên biển kéo dài 3 năm khiến chuỗi thức ăn bị đứt đoạn”.
“Chúng tôi biết Blob gây ra cái chết của hàng loạt con chim biển ở khu vực Bắc Cực. Tuy nhiên, chúng tôi không dám chắc đó liệu có phải là yếu tố ảnh hưởng đến những con chim hải âu này không”, cô Roman chia sẻ.
Hiện nay, những con chim hải âu đuôi ngắn trưởng thành đang rời khỏi khu vực sinh sản quen thuộc của chúng ở Australia và quay trở lại biển Bering. Kể từ vụ việc năm 2013, những con chim đến biển Bering đều trong tình trạng sức khỏe tốt.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
