Cái chết có phải là chấm hết?

Nghiên cứu phát hiện ra tình trạng thứ ba của sinh vật, ngoài sống và chết, đang thách thức hiểu biết cơ bản của các nhà khoa học về hành vi tế bào.

Thông thường, các nhà khoa học cho rằng cái chết là sự ngừng hoạt động không thể đảo ngược của toàn bộ một sinh vật.

Tuy nhiên, các hoạt động như hiến tạng là ví dụ điển hình cho thấy các bộ phận, mô và tế bào có thể tiếp tục thực hiện chức năng ngay cả sau khi sinh vật đã chết.

Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 9/2024 do Giáo sư vi sinh vật học Peter A Noble ở Trường đại học Alabama, Mỹ, phụ trách, đã tập trung tìm hiểu điều gì xảy ra trong các sinh vật sau khi chúng chết.

Họ phát hiện ra rằng khi được cung cấp oxy, dưỡng chất, điện sinh học hoặc tín hiệu sinh hóa thì một số tế bào nhất định có thể biến đổi thành các sinh vật đa bào với các chức năng mới sau khi chết.

Tình trạng thứ 3 này của sinh vật, ngoài sống và chết, đang thách thức hiểu biết cơ bản của các nhà khoa học về hành vi tế bào.

Các khối u, các cụm tế bào phát triển trong môi trường nuôi cấy 3D và các vi dòng tế bào có thể phân chia vô thời hạn, nhưng không được coi là trạng thái thứ 3 vì chúng không phát triển các chức năng mới.

Nhưng trong nghiên cứu nói trên, tế bào da lấy từ phôi ếch đã chết có thể thích ứng với điều kiện sống mới, tự tái tổ chức thành những sinh vật đa bào và được gọi là các xenobot. Chúng có các hành vi vượt ra khỏi các chức năng sinh học của sinh vật gốc ban đầu.

Cái chết có phải là chấm hết?
Các xenobot có thể di chuyển, tự lành khi bị thương và biết tương tác với môi trường (Ảnh: TUFTS University).

Xenobot còn có thể tự sao chép động học, tức là chúng có thể sao chép cấu trúc và chức năng của chính mình mà không cần phát triển. Điều này khác so với quá trình sao chép xảy ra bên trong cơ thể các sinh vật thông thường.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng tế bào phổi đơn độc của cơ thể người có khả năng tự lắp ráp thành các sinh vật đa bào thu nhỏ biết di chuyển, và gọi chúng là các anthrobot.

Anthrobot có cấu trúc và hoạt động hoàn toàn mới. Chúng không chỉ biết định hướng xung quanh mà còn có thể tự sửa chữa bản thân và các tế bào thần kinh bị tổn thương ở gần.

Phát hiện về trạng thái thứ 3 mới mẻ này không chỉ mở rộng hiểu biết sâu sắc về sự thích ứng của các tế bào mà còn mang lại những cơ hội điều trị mới trong y học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã hủ tục tự thiêu theo chồng ở Ấn Độ

Giải mã hủ tục tự thiêu theo chồng ở Ấn Độ

Nếu chọn tục lệ gây tranh cãi nhất văn hóa Nam Á thì Sati - tự thiêu theo chồng của Ấn Độ chắc chắn đứng đầu.

Đăng ngày: 20/11/2024
Nghiên cứu khoa học: Đồng tử càng lớn thì chỉ số IQ càng cao, đôi mắt cũng là

Nghiên cứu khoa học: Đồng tử càng lớn thì chỉ số IQ càng cao, đôi mắt cũng là "cửa sổ" của não bộ

Người ta thường nói rằng đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn", nhưng nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể là "cửa sổ của não".

Đăng ngày: 20/11/2024
Trái đất hình cầu nhưng vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy phẳng?

Trái đất hình cầu nhưng vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy phẳng?

Xa xưa, con người cho rằng Trái đất có hình một chiếc đĩa phẳng tròn hoặc vuông và cho tới ngày nay một số người vẫn tin vào thuyết Trái đất phẳng.

Đăng ngày: 20/11/2024
Làm thế nào mà lá cờ trắng trở thành biểu tượng của sự đầu hàng?

Làm thế nào mà lá cờ trắng trở thành biểu tượng của sự đầu hàng?

Cờ trắng, biểu tượng quen thuộc của sự đầu hàng và hòa bình, mang theo mình một lịch sử dài và phức tạp.

Đăng ngày: 19/11/2024
Đám mây rơi từ trên trời xuống đất khiến ai nấy ngỡ ngàng, là hiện tượng gì?

Đám mây rơi từ trên trời xuống đất khiến ai nấy ngỡ ngàng, là hiện tượng gì?

Một đám mây đã lững lờ rơi từ lưng chừng trời xuống mặt đất, khiến những người nhìn thấy đều không tin vào mắt mình. Dân mạng cảm thấy như đây là "phép thuật".

Đăng ngày: 19/11/2024
Ranh giới giữa sự sống và cái chết theo góc nhìn khoa học

Ranh giới giữa sự sống và cái chết theo góc nhìn khoa học

Về mặt khoa học một người như thế nào được gọi là chết? Chúng ta có linh hồn hay không?

Đăng ngày: 19/11/2024
Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta nuôi khủng long để làm thức ăn?

Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta nuôi khủng long để làm thức ăn?

Trong bối cảnh dân số toàn cầu gia tăng không ngừng, việc đảm bảo nguồn cung lương thực đủ đáp ứng nhu cầu trở thành một thách thức lớn.

Đăng ngày: 19/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News