Cạm bẫy tử thần cho loài ăn thịt thời cổ đại
Theo nghiên cứu mới nhất được xuất bản trên tạp chí khoa học PLoS ONE, một hang động lớn gần thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã từng là cạm bẫy tử thần cho hầu hết loài động vật ăn thịt nguy hiểm vào khoảng 10 triệu năm trước…
Dãy hang động có tên gọi Cerro de los Batallones này hình thành vào khoảng 9 đến 10 triệu năm trước. Vào năm 1991, những người thợ mỏ đã tìm thấy vài mẫu xương động vật trong khi họ đang khoan 30km phía ngoài Madrid, sau đó gọi các nhà cổ sinh vật học đến khai quật. Tại đây, họ đã phát hiện được một dãy các hang động ngầm, chứa đầy hóa thạch của động vật, trong đó có cả loài gấu trúc đỏ, chó gấu, hổ và nhiều mẫu xương của các loài là họ hàng của loài voi, hươu cao cổ, tê giác và ngựa hiện đại. Tính đến thời điểm bây giờ, gần 18.000 mẫu hóa thạch đã được tìm thấy ở hang động dưới lòng sâu này.
Hai con hổ vây quanh xác chết của một tê giác
Tuy vậy, vào thời điểm các mẫu xương được phát hiện năm 1991, điều gì đã xảy ra với những loài động vật này vẫn còn là một ẩn số.
Để tìm câu trả lời cho bí ẩn này, Soledad Domingo, nhà nghiên cứu tại đại học Michigan cùng các đồng nghiệp đã phân tích một cách có hệ thống các mẫu xương được tìm thấy ở tầng đáy của hang động. Tỷ lệ các loài động vật ăn thịt trong hang cao một cách bất thường (98% mẫu hóa thạch đều thuộc các loài động vật ăn thịt), thậm chí có cả một số loài chưa từng được biết đến trước khi hang động này được tìm thấy.
Đội nghiên cứu của Domingo kết luận rằng, 10 triệu năm trước, cửa hang nằm trên mặt đất, và các loài động vật ăn cỏ có thể thường xuyên rơi vào đây, bởi vì có nguyên cả một bộ xương tê giác được tìm thấy trong hang. Tuy nhiên, có lẽ hầu hết các loài ăn cỏ thời đó thông minh đủ để tránh rơi vào bẫy này, chỉ có những loài ăn thịt trẻ và hiếu chiến mới dũng cảm và sẵn lòng bước vào hang, hoặc có thể bị lôi cuối bởi hương vị thức ăn và nước uống trong hang. Do đó, những con vật này sập bẫy và chết, có khả năng vì đói. Quay lại, mùi vị xác thối rữa của các con vật này lại trở thành mồi nhử cho các con khác.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết hang này dài đến đâu trước khi lũ lụt làm ảnh hưởng đến nó. Những phát hiện nói trên chỉ đúng với một hang, các nhà khoa học vẫn cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, để xác định xem làm cách nào mà những loài ăn cỏ lại nằm ở những tầng cao hơn của hệ thống hang động phức tạp này.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
