Cảm biến sức khỏe không cần chip, dán trực tiếp lên da

Các kỹ sư đến từ MIT đã phát minh ra một loại cảm biến đeo tay mới có thể giao tiếp không dây mà không cần đến con chip hoặc pin tích hợp.

Hiện nay những loại cảm biến đeo tay giao tiếp qua không dây đã trở thành thiết bị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ cảm biến này, người dùng có thể biết được toàn bộ thông tin về sức khỏe cá nhân như nồng độ glucose, huyết áp, nhịp tim và cường độ hoạt động trong ngày.

Một kỹ sư từ MIT cùng các cộng sự mới đây đã công bố công trình nghiên cứu về một loại cảm biến trên da linh hoạt mới. Thiết kế được đăng trên tạp chí Science, hứa hẹn sẽ là bước đột phá hướng tới cảm biến không dây mà không cần chip tích hợp.

Không giống những thiết bị đeo tay phổ biến hiện nay, thiết kế của nó cực kỳ tối giản và dựa trên công nghệ sóng âm bề mặt để truyền dữ liệu sức khỏe qua không dây.

Cảm biến sức khỏe không cần chip, dán trực tiếp lên da
Thiết bị cảm biến đeo tay tối giản không cần pin hay chip nhớ.

Ưu điểm đáng kể nhất của phát minh này nằm ở kích thước vừa vặn như một chiếc băng cá nhân, giúp người dùng có thể theo dõi tình hình sức khỏe mà không cần tích hợp thêm như chip nhớ hay pin.

"Nó rất mỏng và nhẹ, một sự kết hợp đáng kinh ngạc. Bạn sẽ có cảm nhận như mình chẳng đeo gì trên tay cả", nhà phát minh Yeongin Kim cho biết.

Cảm biến mới này là một màng bán dẫn linh hoạt, phù hợp với da giống như băng cá nhân. Thành phần bên trong gồm một tấm Gali nitride siêu mỏng và có chất lượng cao. Đây là vật liệu bán dẫn được biết đến với đặc tính áp điện, tạo ra tín hiệu điện để phản ứng với biến dạng cơ học và rung động cơ học cũng như phản ứng với xung điện.

Từ nguyên lý này, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoàn toàn có thể khai thác các đặc tính áp điện hai chiều của gali nitride và sử dụng vật liệu này đồng thời cho cả cảm biến và giao tiếp không dây.

Ý tưởng của nhóm ông Kim xuất phát từ việc giải quyết từ việc người dùng không thoải mái khi phải đeo các loại cảm biến trong thời gian dài. Hầu hết cảm biến đeo tay hiện nay thường sử dụng chip mạch tích hợp cấu tạo từ các bộ phận cứng, không linh hoạt, cần vật liệu hỗ trợ dày hơn như cao su để bám vào da. Trong khi đó, mồ hôi có xu hướng tích tụ dưới lớp nhựa và cao su.

Cảm biến sức khỏe không cần chip, dán trực tiếp lên da
Nhà phát minh Yeongin Kim và sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến cách mạng cho những thiết bị cảm biến thế hệ mới

“Hàng nghìn bóng bán dẫn trong một chip mạch tích hợp tiêu thụ rất nhiều điện năng. Nếu bạn muốn chính xác hơn, bạn cần tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Đó là giới hạn cơ bản của phương pháp tiếp cận mạch tích hợp. Có rất nhiều nhiệt được tạo ra từ các chip mạch tích hợp. Ngay cả khi không gây tổn hại gì, nó có thể gây khó chịu cho người dùng”, tiến sĩ Kim nói.

Kim cho biết phương pháp tiếp cận không dây, không chip mới này giúp người dùng có thể thoải mái đeo cảm biến trong thời gian dài mà không hề có cảm giác khó chịu. “Nó rất thoải mái và co giãn tốt. Thiết bị của tôi mang đến cảm giác như một phần trên da của chúng ta", cựu sinh viên MIT vui mừng tiết lộ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 5 phát minh từ thế kỷ 18 làm thay đổi bộ mặt của nhân loại

Top 5 phát minh từ thế kỷ 18 làm thay đổi bộ mặt của nhân loại

Những phát minh đã mang đến đột phá, cũng như sự gia tăng về năng suất lao động trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

Đăng ngày: 23/08/2022
Phát minh mới tái chế rác thải vải bông thành vải mới giá trị cao

Phát minh mới tái chế rác thải vải bông thành vải mới giá trị cao

Phương pháp mới chuyển đổi vải bông thải loại thành đường, được dùng để sản xuất vải thun, nylon hoặc ethanol.

Đăng ngày: 14/07/2022
Thước trượt - Phát minh đơn giản làm thay đổi cả lịch sử khoa học thế giới

Thước trượt - Phát minh đơn giản làm thay đổi cả lịch sử khoa học thế giới

Trong 350 năm trước khi máy tính điện tử xuất hiện, thước trượt đã trở thành công cụ độc tôn giúp các nhà toán học, khoa học, kỹ sư, các nhà kinh tế, bác sĩ, quân nhân tính toán các phép tính phức tạp một cách nhanh chóng dễ dàng.

Đăng ngày: 02/07/2022
Nhật Bản phát minh nhà chống lũ có thể nổi trên mặt nước

Nhật Bản phát minh nhà chống lũ có thể nổi trên mặt nước

Một công ty phát triển nhà ở Nhật Bản đã phát minh ra ý tưởng nhà chống lũ độc đáo, không chỉ ngăn nước vào nhà, nó còn có thể nổi trên mặt nước.

Đăng ngày: 01/07/2022
Nhật Bản chế tạo thiết bị vệ sinh không mùi nhỏ nhất thế giới

Nhật Bản chế tạo thiết bị vệ sinh không mùi nhỏ nhất thế giới

Kokenawa, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Nagoya, Nhật Bản, đã chế tạo Pocketoilet – thiết bị vệ sinh di động nhỏ nhất thế giới.

Đăng ngày: 18/06/2022
Phát minh robot điều khiển từ xa nhỏ nhất thế giới

Phát minh robot điều khiển từ xa nhỏ nhất thế giới

Trong một năm rưỡi, các kỹ sư tại Đại học Northwestern ở Evanston, bang Illinois (Mỹ) đã phát minh ra robot đi bộ nhỏ nhất thế giới.

Đăng ngày: 14/06/2022
Phát minh da mô phỏng sinh học cảm nhận cơn đau

Phát minh da mô phỏng sinh học cảm nhận cơn đau

Nhóm của Giáo sư Chen Tao tại Viện Công nghệ và Kỹ thuật Vật liệu Ninh Ba (NIMTE) thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đã phát minh ra làn da mềm mô phỏng sinh học.

Đăng ngày: 02/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News