Cầm máu bằng ngó sen

Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30 g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3-5 cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh, được dùng trong trường hợp sau:

- Thổ huyết: Ngó sen 7 cái, cuống lá sen 7 cái dùng tươi, rửa sạch, giã nát, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, thêm ít mật, (đường) uống nóng làm hai lần trong ngày (Nam dược thần hiệu). Hoặc ngó sen 30 g, lá trắc bá 10 g, giã nát, vắt lấy nước uống.

- Ho ra máu: Ngó sen 20 g, rễ bách hợp hoặc lá trắc bá 20 g, cỏ nhọ nồi 10 g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.

- Kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20 g, củ gấu 12 g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoặc nước đường làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.

- Sốt xuất huyết: Ngó sen 30 g, rau má 30 g, mã đề 20 g. Sắc uống ngày một thang.

- Tiểu ra máu: Ngó sen, bồ hoàng, sơn chi tử, đạm trúc diệp, tiểu kế, mộc thông mỗi vị 12 g; sinh địa 20 g; hoạt thạch 16 g; chích cam thảo, đương quy mỗi vị 6 g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

- Rong huyết: Ngó sen, hoàng cầm, a giao mỗi vị 12 g, sơn chi tử 12 g, địa du 12 g; mẫu lệ, quy bản mỗi vị 20 g; sinh địa 16 g, địa cốt bì 10 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang.

Ngoài ra, y học cổ truyền còn dùng riêng những đốt ngó sen (tên thuốc là ngẫu tiết) với tác dụng cầm máu như ngó sen.

DS. Bảo Hoa

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News