Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới LSST tại Chile sẽ giúp giới khoa học nghiên cứu thiên hà, tiểu hành tinh và hiện tượng vũ trụ bí ẩn.

Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ
Ống kính quang học được chuyển tới một căn phòng tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC, California, nơi lắp ráp camera LSST 3,2 tỷ pixel. (Ảnh: Farrin Abbott/SLAC)

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới đang được lắp ráp tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC, bang California, Mỹ, chuẩn bị để chuyển tới hoạt động tại Đài thiên văn Vera C. Rubin, Chile, Interesting Engineering hôm 23/11 đưa tin. Khi hoàn thiện, dự án sẽ chụp ảnh nửa bầu trời phía nam 3 ngày một lần, giúp giới khoa học khám phá không gian sâu.

Khảo sát Di sản về Không gian và Thời gian (LSST) là dự án nghiên cứu bầu trời phía nam kéo dài 10 năm tại Đài thiên văn Vera C. Rubin. Đài thiên văn này đang được xây dựng trên đỉnh El Penon của núi Cerro Pachon, miền bắc Chile.

Dữ liệu khảo sát sẽ giúp các nhà nghiên cứu trên thế giới hiểu rõ hơn nhiều vấn đề quan trọng về thuộc tính của năng lượng tối và vật chất tối, sự hình thành của dải Ngân Hà, đặc tính của những thiên thể nhỏ trong Hệ Mặt trời, quỹ đạo của các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm và sự tồn tại của những hiện tượng nổ chưa được phát hiện.

LSST là camera 3,2 tỷ pixel có khả năng nhìn tới vùng không gian rất xa, đồng nghĩa nhìn ngược quá khứ, và chụp ảnh một khu vực rộng lớn. Camera rộng 1,7 m và dài 3 m. Mặt trước gồm 3 ống kính và bộ lọc tùy chọn, phía sau là mặt phẳng tiêu cự.

Camera có 6 bộ lọc quang học xoay có thể thay đổi tùy vào việc các nhà thiên văn muốn chụp gì và điều kiện ánh sáng trong đêm như thế nào. Các bộ lọc mang lại cơ hội chụp bầu trời trong 6 dải quang phổ điện từ khác nhau, từ cận cực tím đến cận hồng ngoại.

Theo kế hoạch ban đầu, camera sẽ được lắp đặt tại Chile năm 2014. Tuy nhiên, quá trình chế tạo gặp nhiều chậm trễ, gần đây nhất là do Covid-19. Việc quản lý một đội ngũ lớn gồm các nhà khoa học và kỹ sư liên ngành cũng rất khó khăn. "Nếu không có Covid-19, chúng tôi đã xuất xưởng camera từ khoảng một năm trước", nhà vật lý thiên văn Steven Kahn, giám đốc Đài thiên văn Vera C. Rubin, chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc sẽ chế tạo lò hạt nhân mạnh gấp 100 lần của NASA để khám phá Mặt trăng, sao Hỏa

Trung Quốc sẽ chế tạo lò hạt nhân mạnh gấp 100 lần của NASA để khám phá Mặt trăng, sao Hỏa

Trung Quốc đang phát triển một loại lò phản ứng hạt nhân cực mạnh để phục vụ sứ mệnh khám phá Mặt trăng và sao Hoả, các nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết.

Đăng ngày: 26/11/2021
Nga phóng

Nga phóng "bến tàu" lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tên lửa Soyuz của Nga hôm 24/11 đã cất cánh từ miền nam Kazakhstan, mang theo module ghép nối tàu vũ trụ Prichal lên ISS.

Đăng ngày: 26/11/2021
Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh

Kính thiên văn NASA/ESA bắt được tia X lạ từ 3 hành tinh "địa ngục"

Kính thiên văn tia X Chandra của NASA và vệ tinh XMM-Newton của ESA đã điều tra hoạt động tia X bất thường từ 3 sao lùn trắng và phát hiện 3 vật thể là hành tinh hoặc sao đồng hành mà nó cất giấu.

Đăng ngày: 25/11/2021
Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi

Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi "cục diện" về tiến hóa vũ trụ

Trong quá trình khám phá nhằm làm sáng tỏ sự tiến hoá vũ trụ, về sự sống và cái chết trên các hành tinh, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra lượng sóng hấp dẫn với con số kỷ lục.

Đăng ngày: 25/11/2021
Có bao nhiêu tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất?

Có bao nhiêu tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất?

Chúng ta thường nghe nói về một tiểu hành tinh có thể đâm vào Trái đất, nhưng có bao nhiêu tiểu hành tinh như vậy thực sự đe dọa Trái đất?

Đăng ngày: 25/11/2021
Startup Úc lên kế hoạch xây

Startup Úc lên kế hoạch xây "cây xăng vũ trụ", biến rác không gian thành nguồn nhiên liệu cho tên lửa

Úc là một trong nhiều quốc gia chung tay trong nỗ lực tái chế rác thải vũ trụ đang lơ lửng trong quỹ đạo quanh Trái đất.

Đăng ngày: 24/11/2021
Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào?

Khoa học vũ trụ của Mỹ 10 năm tới sẽ như thế nào?

Cuộc khảo sát mới nhất về thiên văn học và vật lý thiên văn Mỹ từ năm 2022 đến năm 2032 đã khuyến nghị NASA nên tạo một chương trình mới để phát triển một số kính viễn vọng lớn.

Đăng ngày: 24/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News