Camera siêu tốc ghi hình cú đấm nhanh như đạn bắn của tôm tít

Tôm tít nổi tiếng sở hữu chiếc càng giống cây gậy có thể vung ra cú đánh chí mạng đối với mọi thứ từ con mồi vỏ cứng tới lớp kính dày của bể thủy cung.


Tôm tít tấn công đồng loại bằng cú đánh chí mạng. (Video: New Atlas).

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Experimental Biology hé lộ điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tấn công đồng loại với tốc độ ra đòn 23 m/s, theo New Atlas. Nhà sinh thái học Patrick Green ở Đại học California, Santa Barbara, ghi hình thành công hai con tôm tít tranh giành lãnh thổ, đồng thời hé lộ cách sinh vật nhỏ bé nhưng mạnh mẽ này chặn cú đánh nhanh ngang tốc độ một viên đạn 5,56 mm bắn ra ở khoảng cách gần.

"Đối với tôm tít, các đối thủ nện cú đánh nhanh như đạn bắn vào tấm bọc đuôi của nhau, hoặc đốt cuối bụng, trong cuộc chiến giành nơi trú ngụ", Green giải thích. "Trong các cuộc chiến tự nhiên, chúng tôi thấy tôm tít cuộn đuôi lại trước cơ thể giống như một lá chắn".

Khi tìm hiểu tôm tít rạn đá (Neogonodactylus bredini) có thể đối phó cú đánh hung bạo từ cá thể khác như thế nào mà không vỡ thành nhiều mảnh, Green phát hiện con vật tự vệ có thể cuộn đuôi theo tư thế giống võ sĩ đấm bốc để hấp thụ lực tấn công, qua đó phân tán sức mạnh của đối thủ. Ông để hai con tôm tít chiến đấu với nhau và quay lại ở chế độ chuyển động siêu chậm. Ngay khi đối mặt, đôi tôm tít gần như lập tức đánh nhau, theo Green. Nhà sinh thái học có thể ghi lại những cú đánh cực nhanh và mạnh bằng cách quay 30.000 - 40.000 khung hình/giây, nhanh gấp khoảng 1.000 lần so với camera thông thường.

Camera siêu tốc ghi hình cú đấm nhanh như đạn bắn của tôm tít
Cú ra đòn nhanh đến mức khiến nước ở trước càng tôm tít bốc hơi chớp nhoáng.

Các nghiên cứu trước đây xác định phần đuôi cuộn lại giống lò xo là mấu chốt để tôm tít sống sót qua đòn tấn công từ đồng loại hung dữ giành lãnh thổ, nhưng nghiên cứu mới nhất đo chính xác lá chắn tự nhiên này hiệu quả tới mức nào và phản ứng của chúng nhanh nhạy ra sao. Cú ra đòn nhanh đến mức khiến nước ở trước càng tôm tít bốc hơi chớp nhoáng.

Khi phân tích chuyển động, mức trao đổi năng lượng và tác động, Green nhận thấy con tôm tít tự vệ có thể hấp thụ lực va chạm và phân tán khoảng 90% lực đánh từ càng của đối thủ. Bí quyết nằm ở chỗ con vật cuộn đốt cuối bụng lại và treo mình trong nước với tất cả chân nhấc khỏi đáy biển, khiến cú đánh trở nên vô lực.

Trong khi đó, lớp giáp cứng bảo vệ cơ thể không xương sống mềm và dễ tổn thương của tôm tít thu hút nhiều sự quan tâm nhằm phát triển vật liệu nhẹ và bền. Thị lực nổi tiếng của chúng cũng là một siêu năng lực khác mà các nhà khoa học hy vọng có thể đưa vào ứng dụng. Hiện nay, giới nghiên cứu ghi nhận khoảng 400 loài tôm tít trên Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới gây sửng sốt về tiếng kêu của cá voi xanh

Phát hiện mới gây sửng sốt về tiếng kêu của cá voi xanh

Các nhà khoa học mới công bố nghiên cứu mới về tiếng kêu của cá voi xanh - loài động vật bí ẩn bậc nhất hành tinh.

Đăng ngày: 19/05/2024
Phát hiện con cá màu bạc, hình thù lạ dài hơn 4 mét trôi dạt vào bờ biển ở Huế

Phát hiện con cá màu bạc, hình thù lạ dài hơn 4 mét trôi dạt vào bờ biển ở Huế

Con cá màu bạc kèm đốm đen sẫm trên thân, vây đỏ hình mái chèo, có thân dài gần 4,5m trôi dạt vào bờ biển TP. Huế, sau đó được ngư dân địa phương chôn cất, với niềm tin gặp cá là điềm may mắn.

Đăng ngày: 18/05/2024
Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ

Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.

Đăng ngày: 17/05/2024
Đàn cá voi sát thủ hợp lực nhấn chìm du thuyền dài 15m

Đàn cá voi sát thủ hợp lực nhấn chìm du thuyền dài 15m

Đàn cá voi sát thủ chuyên tấn công tàu thuyền ở tây nam châu Âu nhấn chìm một du thuyền lớn ở eo biển Gibraltar sau khi làm thủng thân tàu.

Đăng ngày: 17/05/2024
Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm vắng bóng

Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm vắng bóng

Sau một thế kỷ vắng bóng do nạn săn bắt, những con cá voi Sei khổng lồ màu xanh xám đang quay trở lại vùng biển Patagonia của Argentina.

Đăng ngày: 14/05/2024
Cá mặt quỷ - Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Cá mặt quỷ - Loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Cá mặt quỷ được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Đăng ngày: 13/05/2024
Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái đất

Nhật bắt đầu săn cá voi lớn thứ hai trên Trái đất

Nhật Bản đưa thêm cá voi vây, loài động vật biển có vú từng thuộc nhóm nguy cấp, vào danh sách đánh bắt thương mại, gây lo ngại cho các nhà bảo tồn.

Đăng ngày: 13/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News