Vì sao quân đội Mỹ đổ tiền nghiên cứu con bề bề?

Ra đòn nhanh hơn đạn bắn, có cú đánh nhanh hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên Trái đất. Đó không phải là siêu nhân mà là con bề bề (tôm tít).

Khi bắt mồi, bề bề búng càng ra với tốc độ điện xẹt, nhanh hơn cả viên đạn đang bay. Cũng chỉ với một cú ra đòn nhanh như chớp đó, bề bề đập vỡ vỏ ốc hoặc giết chết một con bạch tuộc.

Đó là lý do tại sao quân đội Mỹ đang tài trợ cho các nhà nghiên cứu của hai trường đại học Mỹ nổi tiếng, Harvard và Duke, giải mã một trong những bí ẩn của tự nhiên. Làm sao mà loài tôm tít nhỏ bé (dài khoảng nửa gang tay), không có nhóm cơ lớn lại có thể kiếm mồi, tiêu diệt kẻ thù với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy? Quân đội Mỹ tin rằng, họ sẽ đạt được trình độ cơ học phi thường này.

Cơ chế lò xo

Nhận tài trợ của quân đội, các nhà khoa học sử dụng công nghệ chụp ảnh, quay phim tốc độ siêu cao để theo dõi chi tiết đòn thế của bề bề, Breaking Defense đưa tin ngày 1/10.

Thông cáo báo chí của quân đội viết: “Nhiều động vật nhỏ như ếch, tắc kè..., thậm chí một số loài thực vật, tạo ra chuyển động cực nhanh bằng cách tích trữ năng lượng đàn hồi và nhanh chóng giải phóng năng lượng thông qua một cơ chế chốt, giống như một cái bẫy chuột. Ở bề bề, hai cấu trúc nhỏ nằm trong gân của các cơ, gọi là sclerites, đóng vai trò như chốt của bộ càng. Trong một cơ chế nạp lò xo điển hình, một khi tháo chốt vật lý, lò xo sẽ giải phóng ngay năng lượng dự trữ, nhưng khi sclerites mở chốt trong càng của bề bề, sẽ có một độ trễ ngắn nhưng đáng chú ý”.

Vì sao quân đội Mỹ đổ tiền nghiên cứu con bề bề?
Bề bề (tôm tít, tôm tích, tôm búa…) nhìn vừa giống tôm và vừa giống bọ ngựa, nên chúng được đặt tên tiếng Anh là Mantis shrimp (tôm bọ ngựa).

Ông Hyun Nak-seung là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson, Đại học Harvard và là đồng tác giả đầu tiên của bài báo nghiên cứu về tốc độ và sức mạnh kỳ lạ của bề bề. Ông giải thích: “Rõ ràng là có một cơ chế khác giữ phần càng của bề bề, nhưng không ai có thể phân tích cách thức hoạt động của cơ chế kia. Nó giống như khi chuột sa chân, kích hoạt bẫy chuột. Nhưng thay vì sập ngay lập tức, có một độ trễ đáng chú ý trước khi nó sập”.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình để thử và giải thích cơ chế “bung lò xo” ở bề bề hoạt động như thế nào. Họ phát hiện ra rằng, thiết kế hoặc kiến trúc tự nhiên của bề bề về cơ bản hoạt động như một yếu tố trì hoãn, dường như giúp tăng tốc hoạt động búng càng. Các nhà sinh vật học đã đưa ra giả thuyết rằng điều này là đúng. Hình dạng của càng đóng vai trò chốt phụ, kiểm soát chuyển động của càng trong khi nó tiếp tục tích trữ năng lượng.

Các nhà sinh vật học có thể xây dựng mô hình để mô phỏng hành động này. Sau khi thử nghiệm mô hình robot, họ phát hiện ra rằng, thực sự, sau khi sclerites mở chốt, hình học của cơ chế sẽ tiếp quản, giữ càng ở vị trí cho đến khi nó đạt đến điểm quá tâm và sau đó chốt nhả ra.

Loài giáp xác ngoan cường này có thể mở đường cho các thiết bị robot nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ cho quân đội, thông cáo từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển năng lực chiến đấu của quân đội Mỹ viết.

“Ý tưởng về lò xo nén được giải phóng bởi một chốt là yếu tố quan trọng trong thiết kế cơ khí, nhưng nhóm nghiên cứu đã công phu quan sát thấy rằng các kỹ sư vẫn chưa đạt được hiệu suất tương tự thiết bị truyền động lò xo qua trung gian mà chúng tôi tìm thấy trong tự nhiên. Bằng cách bắt chước giống hơn hình dạng sinh lý học của bề bề, nhóm nghiên cứu đã có thể vượt 10 lần gia tốc mà các chi trong thiết bị robot khác tạo ra”, ông Dean Culver, người quản lý chương trình tại phòng thí nghiệm, cho biết.

Ứng dụng thực tế

“Một trong những ví dụ dễ hình dung nhất là vận động viên nhảy cầu. Nhảy là một nhiệm vụ cực kỳ khó thực hiện đối với các thiết bị truyền động thông thường bởi vì một bước nhảy tuyệt vời đến từ rất nhiều năng lượng được giải phóng cùng một lúc theo cách được kiểm soát rất chặt chẽ", ông Culver nói với Breaking Defense.

Một ứng dụng khác là ném, rất hữu ích đối với robot. Đó cũng là một chuyển động được hưởng lợi từ việc giải phóng rất nhiều năng lượng trong một thời gian ngắn.

Việc kết hợp những vụ bùng phát năng lượng trong khoảnh khắc kiểu như cơ chế vận động của chân có thể tạo ra thiết bị có khả năng nhảy một phát là tới nóc tòa nhà cao tầng.

Kết quả nghiên cứu về tốc độ ra đòn của bề bề được đăng lần đầu trong Kỷ yếu của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số loại cây trồng được trong phòng ngủ, số khác lại không?

Tại sao một số loại cây trồng được trong phòng ngủ, số khác lại không?

Trồng cây trong không gian chật hẹp, khép kín có thể vô cùng nguy hiểm. Nếu không cẩn thận có thể chết người.

Đăng ngày: 30/09/2021
Vì sao các hành tinh trong Hệ Mặt trời quay trên cùng một mặt phẳng?

Vì sao các hành tinh trong Hệ Mặt trời quay trên cùng một mặt phẳng?

Nếu bạn đã từng nhìn vào một mô hình của Hệ Mặt trời, có thể nhận thấy rằng Mặt trời, các hành tinh, Mặt trăng và tiểu hành tinh gần như nằm trên cùng một mặt phẳng.

Đăng ngày: 28/09/2021
Vì sao biển lại sợ nóng?

Vì sao biển lại sợ nóng?

Nhiệt độ nước lên cao làm giảm lượng khí oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới quá trình thay đổi tế bào của động thực vật, phá vỡ môi trường sống vùng biển đó.

Đăng ngày: 27/09/2021
Tại sao tháp Eiffel cao thêm 15cm vào mùa hè?

Tại sao tháp Eiffel cao thêm 15cm vào mùa hè?

Vào mùa hè, tháp Eiffel sẽ tăng kích thước thực tế khoảng từ 10 - 15cm. Đây là một hiện tượng vật lý tự nhiên được gọi là giãn nở vì nhiệt.

Đăng ngày: 27/09/2021
Vì sao máy bay của Bamboo Airways không bay thẳng qua Thái Bình Dương để đến Mỹ?

Vì sao máy bay của Bamboo Airways không bay thẳng qua Thái Bình Dương để đến Mỹ?

Hình ảnh về lộ trình “vòng vèo” của chiếc máy bay Boeing 787-9 mang tên " Quy Nhơn City" của Bamboo Airways cất cánh từ Hà Nội đến San Francisco (Mỹ) đã dấy lên một cuộc tranh luận.

Đăng ngày: 26/09/2021
Vì sao người xưa quan niệm người chết sau 49 ngày mới đi đầu thai?

Vì sao người xưa quan niệm người chết sau 49 ngày mới đi đầu thai?

Trần thế thường quan niệm rằng, trong khoảng thời gian 49 ngày người chết vẫn còn ở trong ngôi nhà với một linh hồn có thể biết được suy nghĩ, tiếng nói và việc làm của những người trong gia đình.

Đăng ngày: 24/09/2021
Tại sao chúng ta lại có lông mi?

Tại sao chúng ta lại có lông mi?

Chúng ta cũng như nhiều loài động vật có vú và chim đều có lông mi tiến hóa kéo dài ra ngoài hốc mắt (động vật máu lạnh không có lông mi).

Đăng ngày: 23/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News