Căn bệnh bí ẩn khiến cá heo lở loét toàn thân
Các nhà khoa học tới từ Trung tâm Động vật có vú biển ở Sausalito (Mỹ) cho biết căn bệnh bí ẩn về da mà loài cá heo nhiều vùng biển mắc phải là do biến đổi khí hậu.
Theo nhóm nghiên cứu tới từ bệnh viện động vật có vú biển lớn nhất thế giới, độ mặn của nước thay đổi do biến đổi khí hậu khiến cá heo phát triển các vết loang lổ hoặc chịu tổn thương về da trên khắp cơ thể. Có những trường hợp, căn bệnh này lan tới 70% bề mặt da của cá heo.
Một số con cá heo ở Vịnh Jones (Australia) chết vì căn bệnh về da năm 2007. (Ảnh: Đại học bang Mississippi).
Căn bệnh bí ẩn lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 2005 ở New Orleans. Sau đó, nó xuất hiện ở nhiều đàn cá heo trên khắp nước Mỹ và cả Australia.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tất cả các địa điểm này đều chứng kiến sự thay đổi đột ngột và mạnh về độ mặn.
Cá heo quen sống với sự thay đổi về độ mặn theo mùa, nhưng chúng rất khó thích nghi ở các vùng nước ngọt. Trong khi đó, nhiều vùng ven biển đang dần biến thành nước ngọt do tần suất mưa bão, lốc xoáy tăng mạnh mang tới lượng mưa bất thường.
Các nhà khoa học dự đoán với tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến như hiện nay, sẽ có thêm nhiều cơn bão cực đoan khiến tình trạng giảm độ mặn ở các vùng ven biển kéo dài nhiều tháng.
Điều này có thể khiến căn bệnh về da trên cá heo xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của họ có thể cung cấp thông tin cần thiết để chẩn đoán và điều trị những trường hợp bị ảnh hưởng.
Cá heo có tỷ lệ sống tương đối thấp, đặc biệt là những con tiếp xúc với nước ngọt trong thời gian dài.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
