Cận cảnh 2 mẹ con voi vào rừng keo của người dân để kiếm ăn

Sáng 24/10, ông Lê Xuân Đình, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện 2 con voi tại một rừng keo của người dân thuộc bản Đôm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu.

Trước đó, ngày 23/10, 2 con voi này xuất hiện tại khu vực Huôi Phúng rồi phá rào thép gai vườn keo gia đình anh Trương Văn Hoài (trú bản Đôm 1, xã Châu Phong) để vào ăn cỏ.

Anh Hoài và nhiều người dân đã dùng nhiều biện pháp để xua đuổi như đốt lửa, gõ mõ… nhưng 2 con voi này vẫn không chịu rời đi. Đến sáng 24/10, chúng tiếp tục phá rào để di chuyển sang vườn keo cạnh bên.

“Sau khi có thông tin, chúng tôi đã phối hợp với người dân tiến hành xua đuổi hai con voi vào rừng sâu, tránh những việc có thể xảy ra”, ông Đình nói.

Cũng theo Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quỳ Châu, 2 con voi này là mẹ con và sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu đã nhiều năm qua. Trước đây, đàn voi này cũng khá đông, nhưng dần bị sát hại khiến chỉ còn 2 mẹ con này. Khoảng 30 năm trước, voi đực (voi bố) đã bị người dân bắn chết.

Con voi mẹ đã già và bị chột 1 mắt, nhiều khả năng là vết thương sau lần bị bắn. Con voi con thời gian gần đây đã trưởng thành, lớn gần bằng mẹ. Tuy nhiên, đàn voi này đã không còn khả năng phát triển do không có voi đực.


Các cá thể voi còn lại tại huyện Quỳ Châu. (Ảnh chụp clip).

Được biết, hiện nay, trên địa bàn Nghệ An ở khu vực Vườn Quốc gia Pù Mát có 16 cá thể voi rừng sinh sống, phân bố rải rác ở các huyện khác nhau. Đây là những cá thể voi được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định để duy trì và phát triển động vật hoang dã.

Dù vẫn còn khá nhiều đàn voi tự nhiên, nhưng phần lớn các đàn voi ở Nghệ An lại là đàn voi đơn lẻ, không còn khả năng phát triển. Nhiều con voi sống đơn độc suốt hàng chục năm qua, thường xuyên về khu dân cư tàn phá hoa màu.

Cụ thể: 8 con sinh sống ở vùng rừng xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn; 4 con ở xã Tam Quang, huyện Tương và một con ở xã Lục Dạ, huyện Con Cuông. Ngoài ra, ở khu vực huyện Quỳ Hợp có 1 con và Quỳ Châu 2 con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News