Cận cảnh 3 hố bí ẩn trên Mặt trăng

Các nhà khoa học vừa công bố một loạt hình ảnh về 3 hố va chạm bí ẩn trên bề mặt Mặt trăng.

Các chuyên gia điều khiển chiếc camera gắn trên tàu thăm dò quanh quỹ đạo Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của Mỹ đặt biệt danh cho những hố va chạm dị thường trên là “3 người bạn”. Họ tin rằng, chúng được hình thành cách nhau khoảng vài phút nhưng không rõ quá trình này diễn ra chính xác như thế nào.

Theo các chuyên gia, việc 3 hố va chạm xếp hàng sát nhau một cách kỳ lạ như vậy có thể do một thiên thạch hoặc sao chổi bị đứt vỡ hoặc 3 hố va chạm riêng rẽ hình thành một cách ngẫu nhiên nhưng độc nhất vô nhị.

Trang Daily Mail dẫn lời các nhà nghiên cứu giải thích rõ hơn: “3 hố va chạm này xuất hiện ở tọa độ 9,665 độ Nam và 7,646 độ Đông trên bề mặt Mặt trăng. Chúng dường như hình thành gần như cùng lúc, chắc chắn chỉ cách nhau vài phút. Hố phía nam có đường kính 180 mét, hố trung tâm là 150 mét và hố phía đông bắc là 125 mét bề ngang. Từ trung tâm hố đông bắc tới trung tâm các hố tây nam, chúng kéo dài khoảng 450 mét”.

Nhóm nghiên cứu ước tính rằng, các vật đang di chuyển từ phía đông - đông bắc thì có thể đã đâm vào bề mặt Mặt trăng ở một góc độ tương đối thấp, bằng chứng là bụi và các vật liệu khác mà chúng làm tung lên, kéo dài tới 1km tính từ trung tâm hố va chạm.

Kết quả phân tích dữ liệu hình thái của các hố cho thấy, miệng hố phía tây nam hình thành đầu tiên, rồi mới đến 2 hố còn lại.

Hình dạng 2 hố đông bắc ám chỉ, các vật va chạm với bề mặt cùng lúc, tạo ảnh hưởng tương tác dẫn tới việc hình thành cầu nối giữa chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News