Cận cảnh các loài cây lá kim độc đáo nhất thế giới (Phần 2)

Không phải mọi loài cây lá kim đều có lá dạng kim mà đôi khi là dạng phiến thẳng hoặc vảy dẹt. Nhiều loài là "quán quân" trong giới thực vật về kích thước.


Đỉnh tùng (Cephalotaxus fortunei)
cao 9 mét, mọc ở các khu rừng trên núi miền Đông và Trung Trung Quốc. Loài cây lá kim này phân cành dày đặc, nón dạng quả thịt chuyển màu nâu khi chín, có thể khiến nhiều người lầm tưởng chúng là cây hạt kín.


Kim tùng Nhật Bản (Sciadopitys verticillata)
cao 25 mét, phân bố giới hạn ở vùng núi Nhật Bản. Chúng có lá mảnh mọc xòe tròn như nan một chiếc ô, nón dễ vỡ khi chín già.


Cối bách Mỹ (Chamaecyparis lawsoniana)
cao 50 mét, có nguồn gốc từ miền Tây của Bắc Mỹ. Như nhiều loài bách khác, chúng có lá dạng vảy nhỏ tỏa ra hình tia, nón kích thước nhỏ.


Liễu sam (Cryptomeria japonica)
cao 30 mét, mọc ở vùng núi Trung Quốc và Nhật bản. Loài cây này được nhận dạng nhờ lá thon và nón tròn nhỏ.


Bách xù Tây Mỹ (Juniperus occidentalis)
cao 20 mét, mọc trên các sườn núi đá miền Tây Bắc Mỹ. Như các loài bách xù khác, loài cây sống lâu này tạo hạt bên trong nón giống quả mọng.


Cù tùng (Sequoia sempervirens)
cao 110 mét, là thực vật bản địa vùng ven biển Bắc California. Là loài cây cao nhất thế giới, chúng có cành tương đối thưa, có thể sống đến 1.000 năm.


Cự sam (Sequoiadendron giganteum)
cao 100 mét, sinh trưởng ở California. Là loài cây có khối lượng lớn nhất thế giới, một số cây cự sam còn sống nặng hơn 5.000 tấn, có lớp vỏ chịu lửa dày tới 60 cm.


Thủy sam (Metasequoia glyptostroboides)
cao 40 mét, là cây lá rụng bản địa ở miền Trung Trung Quốc. Cực hiếm gặp trong tự nhiên, đến thập niên 1940 người ta vẫn nghĩ chúng đã tuyệt chủng từ lâu, vì trước đó chỉ biết đến qua hóa thạch.


Bách Monterey (Cupressus macrocarpa)
cao 25 mét, phân bố giới ở vùng bờ biển California. Mặc dù chỉ được ghi nhận ở một phạm vi rất hẹp trong thiên nhiên, loài cây có tán xòe rộng này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.


Bách tán Đài Loan (Taiwania cryptomerioides)
cao 60 mét, là cây bản địa của khu vực Đông Á. Là một trong những loài cây lá kim lớn nhất châu Á, chúng có thể đạt đường kính thân 3 mét.


Bụt mọc (Taxodium distichum)
cao 40 mét, mọc trong các vùng đầm lầy ở Đông Nam nước Mỹ. Chúng có gốc xòe ra để trụ vững được trên vùng đất mềm ngập nước, rễ có nhiều ụ nhô lên để lấy oxy.


Tuyết tùng đỏ Tây Bắc Mỹ (Thuja plicata)
cao 50 mét, phân bố ở Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ. Chúng có lá dạng vảy mọc theo cụm phẳng dẹt, gỗ có khả năng chống mục rất tốt.


Thông đỏ California (Torreya californica)
cao 30 mét, phân bố giới hạn trong các hẻm vực vùng núi California. Loài cây lá kim hiếm này có nón cái trông rất giống quả nhục đậu khấu.


Thông đỏ châu Âu (Taxus baccata)
cao 20 mét, phổ biến ở châu Âu và Tây Nam Á. Vảy nón của loài cây cảnh phổ biến này biến dạng thành các áo hạt mọng thịt chứa hạt bên trong. Nhiều bộ phận của chúng chứa độc tố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News