"Khoai lang tím" mọc đầy trên cây: Thứ có thể chữa bệnh khó nói mà nhiều quý ông săn tìm

Loại quả này có điểm đặc biệt là vẻ ngoài giống như củ khoai lang tím nhưng lại mọc ở trên cây, thịt có vị ngọt mát.

Ở nông thôn có rất nhiều loại quả dại, thậm chí có nhiều loại quả mà những người sinh sống nhiều năm tại thành phố khó có cơ hội nhìn thấy. Tại vùng quê ở miền Nam Trung Quốc, có một loại quả dân dã được người dân địa phương gọi là dưa bát nguyệt hay khoai lang rừng. Loại quả này có vẻ ngoài rất giống với những củ khoai lang tím, tuy nhiên, chúng lại mọc ở trên cây.


Loại quả này có hình dáng giống hệt khoai lang tím. (Ảnh: Baidu)

Chúng còn có tên khoa học là Holboellia latifolia Wall và thường phát triển ở các vùng thung lũng và sườn đồi trên cao. Dưa bát nguyệt còn có tên gọi dân dã khác là "dưa quả tháng 8". Sở dĩ nó có tên như vậy là bởi loại quả này chín vào tháng 8 âm lịch. Khi tới thời điểm này, quả của chúng sẽ tự động tách làm đôi.

Chúng mọc nhiều ở những khu rừng có cây cối không quá rậm rạp. Thịt quả màu trắng đục, có mùi rất thơm và vị ngọt. Quả của chúng có rất nhiều hạt, nhưng thịt của quả và hạt thường hay bị dính vào nhau. Dưa bát nguyệt thường có màu tím khi chín và màu vàng lúc còn xanh.


Tuy nhiên vỏ của nó có thể bóc ra như chuối. (Ảnh: Baidu)

Quả dưa bát nguyệt sau khi chín đã tách 1 đường, có thể trực tiếp ăn luôn. Quả này có thể dùng làm rượu hoặc chiết xuất làm nước trái cây, lấy mật. Dưa bát nguyệt là loại quả rất giàu vitamin, axit amin. Ngoài làm đồ ăn, loại dưa này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh rụng tóc, táo bón, hắc lào và nhiều bệnh khác. Loài dưa này còn hay được các quý ông tìm kiếm vì họ cho rằng dưa bát nguyệt có khả năng chữa liệt dương.


Dưa bát nguyệt là loại quả rất giàu vitamin, axit amin.

Hiện nay, dưa bát nguyệt bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi ở các thành phố. Thế nhưng, do loại quả này thường mọc tự nhiên và mỗi năm chỉ ra quả 1 lần nên giá thành vẫn còn khá cao. Giá hiện tại của dưa bát nguyệt là 80 NDT/kg (hơn 280.000 VND/kg).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News