Cận cảnh mẫu đá đen như than từ tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi

Mẫu vật Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố hôm 24/12 lớn cỡ 1 cm và cứng như đá, không bị vỡ khi cầm hoặc đổ vào hộp chứa khác.

Cận cảnh mẫu đá đen như than từ tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi
Mẫu đá tàu Hayabusa2 thu thập trong lần đổ bộ thứ hai. (Ảnh: JAXA).

Tuần trước, JAXA cũng chia sẻ ảnh chụp các hạt sẫm màu nhỏ hơn tơi như cát do tàu vũ trụ Hayabusa2 thu thập và mang về từ tiểu hành tinh Ryugu. Tàu Hayabusa2 lấy hai bộ mẫu vật vào năm ngoài từ hai địa điểm trên tiểu hành tinh Ryugu, cách Trái Đất hơn 300 triệu km. Tàu thả mẫu vật từ ngoài không gian xuống mục tiêu ở vùng hoang dã của Australia. Mẫu vật được chuyển về Nhật Bản hồi đầu tháng 12.

Các hạt dạng cát mà JAXA mô tả vào tuần trước đến từ lần hạ cánh đầu tiên của tàu vũ trụ vào tháng 4/2019. Những mảnh lớn hơn đến từ khoang chứa dành cho lần đổ bộ thứ hai vào tháng 7 năm ngoái, theo Tomohiro Usui, nhà khoa học vật liệu vũ trụ. Để thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu này, tàu Hayabusa2 bắn đạn để đất đá bên dưới bề mặt tiểu hành tinh lộ ra, giúp thu thập vật chất từ miệng hố, đồng thời đảm bảo mẫu vật không bị ảnh hưởng bởi bức xạ vũ trụ và nhiều yếu tố môi trường khác.

Usui cho biết khác biệt về kích thước chỉ ra đá nền trên tiểu hành tinh có độ cứng khác nhau. "Một khả năng là vị trí của lần hạ cánh thứ hai nằm ở chỗ đá nền cứng, các hạt lớn hơn vỡ ra và bắn vào khoang chứa", Usui nói.

JAXA đang tiếp tục kiểm tra mẫu vật tiểu hành tinh trước khi nghiên cứu toàn diện vào năm sau. Các nhà khoa học hy vọng mẫu vật sẽ cung cấp hiểu biết về nguồn gốc của hệ Mặt Trời và sự sống trên Trái Đất. Một phần mẫu vật sẽ được chia sẻ với NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác. Tàu Hayabusa2 đang thực hiện hành trình 11 năm tới tiểu hành tinh nhỏ ở xa hơn mang tên 1998KY26 để nghiên cứu cách đối phó thiên thạch bay về phía Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga có thể phóng tàu chở oxy lên trạm ISS

Nga có thể phóng tàu chở oxy lên trạm ISS

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos sẽ bổ sung oxy cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nếu tình hình rò rỉ trở nên trầm trọng hơn.

Đăng ngày: 24/12/2020
Hơn 100.000 miệng núi lửa Mặt trăng mới được xác định

Hơn 100.000 miệng núi lửa Mặt trăng mới được xác định

Mới đây bằng cách sử dụng kết hợp các quan sát từ tàu vũ trụ Thường Nga của Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học đã phát hiện ra 109.956 miệng núi lửa chưa được biết đến.

Đăng ngày: 24/12/2020
Hệ Mặt trời từng có tiểu hành tinh rộng 1.800km

Hệ Mặt trời từng có tiểu hành tinh rộng 1.800km

Phân tích thành phần cấu tạo của mảnh thiên thạch rơi xuống Sudan cho thấy, nó có thể vỡ ra từ tiểu hành tinh cổ có đường kính 640-1.800km.

Đăng ngày: 24/12/2020
Ba tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng đang đến gần Trái đất

Ba tiểu hành tinh nguy hiểm tiềm tàng đang đến gần Trái đất

Ba tiểu hành tinh được xếp vào loại " nguy hiểm tiềm tàng" đang đến gần Trái đất, Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất của NASA cho biết.

Đăng ngày: 24/12/2020
Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành

Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành "siêu nhanh" trong vũ trụ

Các thiên hà được cho là hình thành rất chậm, phải mất hàng tỷ năm để có được khối lượng khổng lồ.

Đăng ngày: 23/12/2020
Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất,

Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất, "sinh ra từ hư không"

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra 2 vật thể tuy giống như hành tinh nhưng đang được sinh ra từ một vùng không gian bất định, không có bất kỳ mặt trời nào.

Đăng ngày: 22/12/2020
Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng hầu hết các nền văn minh ngoài hành tinh từng rải rác trong thiên hà của chúng ta có lẽ đã tự diệt vong.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News