Cân lại trái đất
Kết quả khảo sát do vệ tinh GPS thực hiện cho thấy trái đất nặng hơn vẫn tưởng, có thể là do đang nằm trong vành đai của vật chất tối.
Theo giả thuyết được công nhận lâu nay, vật chất tối chiếm đến 80% vũ trụ, nhưng giới khoa học gia vẫn chưa thể khám phá thêm nhiều thông tin về lĩnh vực này, bao gồm sự hiện diện của nó trong hệ mặt trời.
Ảnh: rosalienebacchus.wordpress.com
Vào năm 2009, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu tiên tiến của thành phố Princeton, bang New Jersey, đưa ra giả thuyết rằng vật chất tối đang bao quanh trái đất, dựa trên thực tế cho thấy tốc độ của những tàu du hành bị thay đổi khi chúng bay ngang địa cầu.
Mới đây, chuyên gia Ben Harris của Đại học Texas đã sử dụng các vệ tinh trên quỹ đạo trong nỗ lực kiểm tra lại giả thuyết trên, và hy vọng có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng của vật chất tối đối với các hệ thống vệ tinh của trái đất. Thông qua dữ liệu vệ tinh thuộc mạng GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và nhóm Galileo của châu Âu, ông tính toán được rằng trọng lượng của trái đất phải nặng hơn từ 0,005 đến 0,008% so với ước tính của Liên minh Đo lường thế giới.
Theo chuyên gia Harris, lý do khiến trái đất tăng trọng là do một vành đai vật chất tối dày 193km, rộng 74.420km, đang trùm lên đường xích đạo của địa cầu, theo Space.com.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
