Cần thủ Mỹ bối rối khi câu được con cá có răng nanh lởm chởm

Người đàn ông bị bất ngờ, bối rối khi câu được một con cá có răng nanh bất thường ở hồ Massachusetts, Mỹ.

Mike Powell ở Canton cho biết anh đang câu cá ở Canton Reservoir thì quay được một con cá nặng gần 2,7kg với miệng đầy những chiếc răng nanh sắc nhọn.

Các chuyên gia động vật hoang dã xác định con cá dài 76 cm là một loài xâm lấn không có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.

Cần thủ Mỹ bối rối khi câu được con cá có răng nanh lởm chởm
Đây là cá đầu rắn, một loài xâm lấn không có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.

"Thành thật mà nói, tôi đang tâp trung câu những con cá vược trong hồ. Nhưng vô tình câu trúng con cá lớn có răng này", Mike Powell cho biết.

Todd Richards, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã cho biết con cá có khả năng là vật nuôi đã được thả vào hồ khi nó lớn quá mức tại bể chứa gia đình.

Todd Richards cho biết: "Đây là loài cá có thể gây thương tích nên bạn không nên nuôi chúng. Cơ quan chức năng có quy định về những loài có thể sống trong hồ nước khu vực và loài cá này không được cấp phép. Tôi đã nhiều lần đánh bắt cá ở đây nhưng chưa lần nào trông thấy loài cá này. Đây là loài cá không thuộc về nơi này".

Các chuyên gia gọi chúng là cá đầu rắn, họ cá quả. Cá đầu rắn có thân hình hết sức đặc biệt, mình dài, miệng rộng có răng nhọn.

Ngoài hình dạng ra, người ta còn ngạc nhiên về khả năng sinh tồn trên cạn của chúng. Loài cá này có thể hít thở không khí trên cạn và di chuyển thoải mái nhờ bò được trên mặt đất. Loài cá này ăn các loài cá khác, động vật giáp xác, ếch, bò sát nhỏ và đôi khi là động vật có vú nhỏ.

Theo báo cáo, chỉ có ba con cá đầu rắn phát hiện ở Bang Bay trong hai thập kỷ qua. "Tin tốt là tất cả đều là cá trưởng thành. Chúng tôi không có bằng chứng về sự sinh sản mới", Todd Richards cho biết.

Các quan chức Massachusetts đưa ra khuyến cáo bất cứ ai bắt được loài cá này thì nên đưa nó vào đất liền, loại bỏ nó và thông báo cho chính quyền.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước biển dâng cao khiến loài rồng Komodo quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Nước biển dâng cao khiến loài rồng Komodo quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng khi mực nước dâng cao do khủng hoảng khí hậu thu hẹp môi trường sống của chúng.

Đăng ngày: 08/09/2021
Giống chó cực kỳ hiếm có đến... 2 chiếc mũi

Giống chó cực kỳ hiếm có đến... 2 chiếc mũi

Từng được cho là huyền thoại, giống chó săn hai mũi này là một giống chó cực kỳ quý hiếm được các thợ săn Bolivia sử dụng để theo dõi báo đốm trong rừng nhiệt đới Amazon.

Đăng ngày: 08/09/2021
Cận cảnh cá sấu vồ lấy drone đang bay vo ve trên đầu, cắn cháy cả drone khiến khói bốc mù mịt

Cận cảnh cá sấu vồ lấy drone đang bay vo ve trên đầu, cắn cháy cả drone khiến khói bốc mù mịt

TikToker sử dụng chiếc drone này đã bị chỉ trích vì hành động vô ý thức, thiếu trách nhiệm.

Đăng ngày: 06/09/2021
Trâu rừng một mình

Trâu rừng một mình "cân" cả bầy sư tử từ sáng đến tối và cái kết

Dù chỉ có một mình, trâu rừng vẫn chiến đấu một cách kiên cường khiến cho bầy sư tử gặp khó khăn trong việc kết liễu con mồi.

Đăng ngày: 05/09/2021
Tại sao trong thế giới động vật, những con cái rất ít khi đánh ghen vì con đực?

Tại sao trong thế giới động vật, những con cái rất ít khi đánh ghen vì con đực?

Khi Darwin đưa ra khái niệm chọn lọc giới tính, ông ấy đã mắc một lỗi thiên vị do thời đại của mình gây ra.

Đăng ngày: 05/09/2021
Chó Béc giê kịch chiến với 'kỳ phùng địch thủ' Rottweiler, kết cục ra sao?

Chó Béc giê kịch chiến với 'kỳ phùng địch thủ' Rottweiler, kết cục ra sao?

Trận chiến diễn ra khá cân bằng, loài nào sẽ chiến thắng chung cuộc?

Đăng ngày: 05/09/2021
Có gì thú vị bên trong lớp vỏ của con ngao?

Có gì thú vị bên trong lớp vỏ của con ngao?

Cơ thể mềm của ngao gồm nhiều bộ phận độc đáo, như bàn chân và ống siphon, được bảo vệ bên trong hai mảnh vỏ chắc chắn.

Đăng ngày: 05/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News