Cảnh báo đáng lo ngại về tảng băng to gấp 5 lần London
Hoạt động mới của tảng băng nặng nghìn tỷ tấn đang khiến các nhà khoa học lo ngại.
Một tảng băng nặng một nghìn tỷ tấn có diện tích gấp 5 lần London đang quay tròn trên đại dương sau khi tách khỏi một thềm băng ở Nam Cực, tờ The Sun đưa tin.
Tảng băng A-68 có diện tích gấp 5 lần London.
Tảng băng lớn, được biết đến với tên gọi A-68, đã tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực năm ngoái.
Các nhà khoa học trước đây tưởng tảng băng sẽ bị kẹt vào đáy biển và không trôi đi đâu.
Nhưng dữ liệu mới vừa cho thấy trong vài tháng qua, tảng băng đã bắt đầu quay tròn.
Với độ dày khoảng 335m, các nhà khoa học lo ngại tảng băng sẽ có tác động rất lớn đến mực nước biển.
Nhà hải dương học vùng cực Mark Brandon cho biết hồi tháng 7 rằng: "điều kiện thời tiết và dòng hải lưu có thể khiến tảng băng nghìn tỷ tấn A68 xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ".
Viết trên blog của mình, ông nói nhiệt độ ngày 20/7 ấm hơn gần 20 độ C so với nhiệt độ bình thường.
Tảng băng tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực năm ngoái.
Giáo sư Brandon dự đoán tảng băng sẽ tiếp tục quay.
“Tôi đoán là A68 sẽ tiếp tục quay… cho đến khi mép của nó chạm vào phía trước của Larsen C”, Brandon nói.
“Nó có đà lớn và sẽ không dừng lại một cách dễ dàng. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một số va chạm thú vị với thềm băng trong vài tháng tới”.
Các nhà khoa học lo ngại thềm băng có thể tiếp tục sụp đổ và ảnh hưởng đến sự cân bằng khí hậu của hành tinh.
Các thềm băng trôi nổi trên biển, hoạt động như một hệ thống phanh khổng lồ, ngăn chặn các khối sông chảy trực tiếp ra đại dương.
Nếu các khối băng rơi xuống Nam Cực, chúng có thể nâng mức nước biển toàn cầu lên khoảng 10cm, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các thềm băng được biết là sẽ sụp đổ một cách tự nhiên nhưng sự nóng lên toàn cầu được cho là đẩy nhanh quá trình này.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
