Cảnh báo đáng sợ khi "lục địa xanh" thời khủng long sắp trồi lên lại

Có những nghiên cứu cho thấy vào kỷ Phấn Trắng, Nam Cực từng sở hữu khí hậu rừng mưa nhiệt đới với hệ động thực vật trù phú. Nhưng nếu lục địa này tươi xanh lần nữa, sẽ là thảm họa.

Nghiên cứu mới đã xem xét sự phát triển của 2 loài thực vật có hoa nguồn gốc Nam CựcDeschampsia antarctica và Colobanthus quitensis, đo lường sự phát triển và mở rộng của chúng trên một hòn đảo nhỏ cận cực là Đảo Signy từ năm 2009 đến năm 2019, theo tờ Science Alert.

Cảnh báo đáng sợ khi lục địa xanh thời khủng long sắp trồi lên lại
Deschampsia antarctica xuất hiện ngày còn nhiều ở hòn đảo thuộc Nam Cực - (Ảnh: Nature).

Công trình dẫn đầu bởi tiến sĩ Nicoletta Cannone từ Đại học Insubria (Ý) cho hay 2 loài thực vật này đều đang phát triển nhanh hơn mỗi năm, nhất là vào mùa hè, khi quần thể hải cẩu lông thôi giẫm đạp chúng và nhiệt độ thuận lợi hơn.

Sự gia tăng của mảng xanh không mong đợi này là bằng chứng rõ ràng cho thấy khí hậu của vùng cực đang ngày một nóng hơn thấy rõ và tác động lên hệ sinh thái. Từ năm 1960 đến 2011, không khí tăng 0,02 độ mỗi năm, sau đó có 4 năm lạnh giá. Tuy nhiên sau 4 năm lạnh, nhiệt độ không khí tiếp tục tăng ở mức chóng mặt: 0,25 độ mỗi năm.

Tốc độ tăng trưởng của Deschampsia antarctica từ năm 1960 đến 2009 là gần 21% mỗi thập kỷ, nhưng từ 2009 đến 2018, nó đã tăng lên 28%. Trong khi Colobanthus quitensis từ tốc độ tăng trưởng 7% mỗi thập kỷ tăng lên đến 154% trong thập kỷ vừa qua.

Các bằng chứng cũng cho thấy hệ sinh thái của Nam Cực mong manh hơn chúng ta nghĩ và rất dễ bị hủy diệt nếu tốc độ nóng lên duy trì như hiện nay, thậm chí có thể tăng thêm do các tác động của con người.

Nam Cực từng là một lục địa xanh thời khủng long, theo một số nghiên cứu cho thấy. Tuy nhiên nếu thảm xanh một lần nữa trồi lên khỏi tuyết giá, đó sẽ là một thảm họa lớn - sự diệt vong của hệ sinh thái hiện tại. Và nếu Nam Cực nóng đến thế, khí hậu ở các lục địa mà con người đang sinh sống sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt, có thể gây ra một đợt đại tuyệt chủng mới.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mỏ Lithium khổng lồ trên dãy Himalaya, tương lai ngành xe điện Trung Quốc bỗng dưng rộng mở

Phát hiện mỏ Lithium khổng lồ trên dãy Himalaya, tương lai ngành xe điện Trung Quốc bỗng dưng rộng mở

Các chuyên gia cho rằng phát hiện này có thể giúp giảm sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào nguồn lithium nhập khẩu.

Đăng ngày: 23/02/2022
Nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, viên đạn vẫn bị nhiếp ảnh gia

Nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, viên đạn vẫn bị nhiếp ảnh gia "tóm gọn"

Mặc dù có thể đạt tới tốc độ tối đa khoảng 900 mét/giây, song viên đạn tại thời điểm phỏng ra khỏi nòng súng vẫn bị các nhiếp ảnh gia " tóm gọn" ở Thế Vận hội Mùa đông 2022.

Đăng ngày: 22/02/2022
Siêu lũ cổ đại làm biến dạng vỏ Trái đất

Siêu lũ cổ đại làm biến dạng vỏ Trái đất

Trận lũ do băng tan chảy ở kỷ Băng Hà cuối cùng làm thay đổi bề mặt Trái Đất, để lại nhiều dấu vết vẫn có thể nhìn thấy ngày nay ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 22/02/2022
Nhà thờ nghiêng quái dị ở

Nhà thờ nghiêng quái dị ở "làng ma" đáng sợ nhất thế giới

Bất kỳ ai bước vào nhà thờ này cũng phải nghiêng mình như thể Michael Jackson trình diễn điệu nhảy bất hủ.

Đăng ngày: 21/02/2022
Hiện tượng tuyệt chủng xã hội là gì?

Hiện tượng tuyệt chủng xã hội là gì?

Tuyệt chủng về mặt xã hội chính là việc biến mất của các loài trong trí nhớ cũng như sự chú ý chung của chúng ta.

Đăng ngày: 21/02/2022
Người bản ngữ cuối cùng qua đời, ngôn ngữ này chính thức biến mất

Người bản ngữ cuối cùng qua đời, ngôn ngữ này chính thức biến mất

Một ngôn ngữ bản địa từ vùng cực nam của Nam Mỹ đã biến mất hoàn toàn sau khi người bản ngữ cuối cùng qua đời.

Đăng ngày: 21/02/2022
Chiêu

Chiêu "lạ" của triều đình giúp quan lại thời xưa chống đói khi thiết triều

Đại thần sáng tinh mơ thượng triều, bữa sáng giải quyết như thế nào?

Đăng ngày: 21/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News