Cảnh báo nguy cơ nhựa nano có thể tích lũy trong rễ cây

Nghiên cứu mới cho biết nhựa nano sẽ làm chậm sự phát triển của các loài thực vật trên cạn và dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

Các nhà nghiên cứu môi trường đã cảnh báo rằng vật liệu nano đe dọa sinh vật biển trong các đại dương trên thế giới. Nhưng chưa dừng lại ở đó, nó còn có tác động tiêu cực đến môi trường trên cạn.

Cảnh báo nguy cơ nhựa nano có thể tích lũy trong rễ cây
Đồ họa cho thấy rễ và lông rễ hấp thụ nano, ở phía dưới là những mảnh rác thải nhựa.

Baoshan Xing, một nhà khoa học môi trường từ trường Nông nghiệp Stockbridge thuộc Đại học Massachusetts Amherst, cùng với các cộng tác viên tại Đại học Shandong, Trung Quốc, chỉ ra rằng, phát hiện của họ cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy nhựa nano có thể được tích lũy trong thực vật, tùy thuộc vào điện tích bề mặt của chúng.

Sự tích lũy của cây cối có thể có cả tác động sinh thái trực tiếp và tác động đến tính bền vững của nông nghiệp và an toàn thực phẩm.

Theo Baoshan Xing, việc sử dụng rộng rãi và tồn tại trong môi trường của các vật liệu này dẫn đến một lượng chất thải nhựa khổng lồ.

"Các thí nghiệm đã cho chúng tôi bằng chứng về sự hấp thu và tích lũy của nhựa nano trong thực vật trong phòng thí nghiệm ở cấp độ mô và phân tử bằng cách sử dụng các phương pháp vi mô, phân tử và di truyền", Baoshan Xing nói.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã trồng cây Arabidopsis, loài thực vật phổ biến làm một sinh vật mô hình trong sinh học thực vật và di truyền, trong đất trộn với các loại nhựa nano có nhãn huỳnh quang khác nhau để đánh giá trọng lượng của cây, chiều cao, hàm lượng chất diệp lục và sự phát triển của rễ.

Sau bảy tuần, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sinh khối và chiều cao của cây thấp hơn ở thực vật ít tiếp xúc với vật liệu nano.

Với kết quả này, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng nhựa nano đã làm giảm sinh khối của thực vật. Chúng nhỏ hơn và rễ ngắn hơn nhiều. Điều đó không tốt cho cây, năng suất giảm và giá trị dinh dưỡng của cây trồng có thể bị tổn hại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc công bố phát hiện mới về nguồn gốc của nấm sò

Trung Quốc công bố phát hiện mới về nguồn gốc của nấm sò

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra rằng nấm sò, một loài nấm ăn phổ biến có thể có nguồn gốc từ dãy núi Himalayas từ cách đây khoảng 39 triệu năm.

Đăng ngày: 23/06/2020
Vì sao con gián lại gây cảm giác đáng sợ, kinh tởm?

Vì sao con gián lại gây cảm giác đáng sợ, kinh tởm?

Nỗi sợ gián ở con người có phải hoàn toàn là sản phẩm của tự nhiên hay là một cảm xúc được nuôi dưỡng?

Đăng ngày: 23/06/2020
Thực vật có khả năng ngụy trang mùi hương để sinh tồn

Thực vật có khả năng ngụy trang mùi hương để sinh tồn

Các loài thực vật tại các khu rừng nhiệt đới có khả năng che dấu mùi hương để tránh bị phát hiện và bị côn trùng ăn.

Đăng ngày: 23/06/2020
Cây râu mèo có hoạt chất quý ức chế tiểu đường

Cây râu mèo có hoạt chất quý ức chế tiểu đường

Nghiên cứu mới phát hiện cây râu mèo mọc nhiều ở miền núi Việt Nam, có tác dụng ức chế tiểu đường và kháng nhiều dòng tế bào ung thư.

Đăng ngày: 23/06/2020
Vì sao ruồi giấm nhiều và rất khó bị tiêu diệt?

Vì sao ruồi giấm nhiều và rất khó bị tiêu diệt?

Ruồi giấm thường, hay còn được gọi là ruồi trái cây, có tên khoa học là Drosophila melanogaster.

Đăng ngày: 21/06/2020
Thí nghiệm

Thí nghiệm "công viên kỷ Jura" sẽ ra sao nếu thay khủng long bằng muỗi?

Thả muỗi biến đổi gene vào tự nhiên để giảm số lượng muỗi cắn người ở Florida, Mỹ nhưng nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ trở thành thí nghiệm ví như 'công viên kỷ Jura' ngoài đời thực.

Đăng ngày: 20/06/2020
Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Hoa lan quý hiếm bất ngờ nở rộ khiến nửa sân golf đóng cửa

Sân golf Ashton giảm số lỗ golf phục vụ người chơi từ 18 xuống 9 để nhường chỗ cho hoa lan phát triển và tạo hạt giống.

Đăng ngày: 20/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News