Cảnh báo rùng mình về "thây ma" Siberia hồi sinh sau 50.000 năm đóng băng
Những thây ma bé nhỏ nhưng cực kỳ đáng sợ từ miền đất bằng giá là lời cảnh báo đáng sợ cho con người: Chúng ta có thể đang tự đưa mình vào một thảm họa tàn khốc.
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vi sinh học Jean Marie Alempic từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp đã cho thấy khả năng hồi sinh hoàn toàn có thật của những sinh vật cổ đại tuy bé nhỏ nhưng có thể cực kỳ chết chóc với con người và muôn loài.
Chúng là những virus "thây ma", được đưa về từ miền Siberia băng giá của nước Nga và ước tính đã gần 50.000 tuổi. Tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã thành công trong việc làm chúng sống dậy và đủ khả năng lây nhiễm cho các sinh vật khác.
Đây là một kỷ lục mới. Trước đó nhóm nghiên cứu này đã thành công trong việc hồi sinh các virus 30.000 năm tuổi.
Lãnh nguyên Siberia - Nga. (Ảnh: SIBERIAN TIMES)
Viết trong bài công bố trực tuyến trên bioRxiv, các tác giả nhấn mạnh thành công mới của khoa học này lại là một lời cảnh báo đáng sợ cho nhân loại: Một ngày nào đó những virus nguy hiểm, cổ xưa có thể tự hồi sinh mà không cần đến phòng thí nghiệm, bởi quá trình tan băng hàng loạt ở các địa cực mà thủ phạm chính là con người.
Đã có rất nhiều virus bị giải phóng từ băng tan ở Siberia hay các miền đất địa cực khác, tuy nhiên loài người vẫn còn may mắn vì chưa có con nào đủ mạnh mẽ để gây nên đại dịch. Tuy nhiên viễn cảnh về một đại dịch tương lai do "thây ma" cổ xưa lây nhiễm là có thật trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu do các hoạt động gây ô nhiễm của con người đang ngày một trầm trọng.
"Một phần tư diện tích đất Bắc bán cầu được bao phủ bởi mặt đất đóng băng vĩnh viễn, được gọi là băng vĩnh cửu. Lớp băng vĩnh cửu tan chảy không thể phục hồi hiện nay đang giải phóng các chất hữu cơ bị đóng băng trong hàng triệu năm, hầu hết phân hủy thành CO2 và metan, làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính" - các tác giả phân tích mối nguy nhân theo cấp số mà con người đang tự đẩy mình vào.
Trở lại với loài virus vừa được hồi sinh, nó là một loại virus amip nằm trong 13 loại được phác thảo trong nghiên cứu, trong đó có 9 loài hàng chục ngàn năm tuổi, khác biệt với tất cả các virus đã biết về bộ gene.
Khác biệt này đồng nghĩa hệ miễn dịch của con người, tất cả vắc-xin và thuốc hiện tại không có cái gì có thể chống lại nó. Thảm họa gây ra bởi các virus mới như SARS-CoV-2 là một kịch bản hiện thực mà chúng ta có thể hình dung nếu lỡ một virus cổ đại khác biệt và nguy hiểm được giải phóng.
"Tình hình sẽ thảm khốc hơn nhiều trong trường hợp các bệnh thực vật, động vật hoặc con người trở lại do sự hồi sinh của một loại virus cổ xưa chưa được biết đến" - nhóm tác giả cảnh báo.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.
