7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, chất thải, đất hoặc quá trình con người sản xuất và vận chuyển.

Bài viết của TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (chuyên ngành Công nghệ sinh học, làm việc tại Đại học Uppsala, Thụy Điển) về các vi sinh vật phổ biến tiềm ẩn trong thực phẩm dễ gây ngộ độc.

Các nhóm vi sinh vật gây ngộ độc

Ngoài Clostridium botulinum, nhiều loại vi sinh vật khác cũng gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Clostridium, Salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, E. coli, Staphylococcus và Shigella.

Listeria là tác nhân gây nhiễm độc thức ăn rất nguy hiểm. 20-30% ca bệnh có thể tử vong. Nhóm vi khuẩn này xuất hiện rất rộng rãi trong môi trường, có thể được phân lập từ đất, trái cây, rau quả, sữa và sản phẩm sữa không qua khử trùng. Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 70 ngày. Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần.

Salmonella tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, chủ yếu ở ruột người và động vật. Samonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện ở sữa không qua tiệt trùng và phô mai. Thời gian ủ bệnh 12-72 giờ. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc
Samonella thường được tìm thấy trong thịt gia cầm và trứng. (Ảnh: Innovationtoronto).

Campylobacter là một trong những vi khuẩn phổ biến gây đau dạ dày. Chúng thường sinh sống trong ruột gia súc và gia cầm. Campylobacter thường được tìm thấy trong thịt sống, sữa không tiệt trùng và nước nhiễm bẩn. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày.

Ở một số trường hợp tiên lượng nặng, bệnh nhân có thể hình thành hội chứng Guillain Barre (GB), gây yếu và dẫn đến tê liệt các cơ bắp, trong vòng 2-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Hội chứng này có thể kéo dài nhiều tuần cho đến nhiều năm. Ước tính khoảng 40% ca GB ở Mỹ gây ra bởi Campylobacter.

Bacillus cereus cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày trên toàn thế giới. Loại vi khuẩn này có thể sinh bào tử chịu được nhiệt độ cao. Do đó, chúng có thể được tìm thấy trong thực phẩm tươi sống và thức ăn đã nấu chín. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ trong vòng vài giờ và người nhiễm có thể tự khỏi.

E.coli là vi khuẩn rất phổ biến tồn tại trong ruột người và động vật. Nguồn nhiễm chủ yếu từ phân, nước không qua xử lý và các thực phẩm tươi sống. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 ngày. Đa số bệnh nhân sẽ phục hồi trong 6 đến 8 ngày.

Staphylococcus chủ yếu sống trên động vật chủ ở người và động vật. Vi khuẩn có thể sinh sôi trên thức ăn và tiết ra chất độc. Thực phẩm dễ nhiễm khuẩn bao gồm thịt, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa... Nhiệt độ có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng độc chất của chúng có thể vẫn còn tồn tại trong thức ăn.

Thức ăn nhiễm độc chất của Staphylococcus không bị ôi thiu hay có mùi hôi nên khó phát hiện. Triệu chứng có thể xuất hiện từ 30 phút đến 8 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc.

Shigella là vi khuẩn phổ biến nhất gây tiêu chảy. Những thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn là rau quả tươi sống và sữa tươi. Triệu chứng có thể xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi thực phẩm bị nhiễm độc và kéo dài 5-7 ngày.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Người dân nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao không qua tiệt trùng như: như sữa hoặc nước trái cây, hải sản sống và các loại thịt tái.

Với trái cây và rau quả tươi, bạn cần rửa chúng dưới vòi nước chảy trước khi nấu, đóng gói hoặc ăn. Thức ăn thừa hoặc chưa sử dụng ngay cần bảo quản trong tủ lạnh.

Tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chính để tránh lây nhiễm chéo. Nếu dùng chung thớt cho thịt cá tươi sống và thực phẩm chính, người dân cần rửa sạch thớt với nước ấm và xà phòng giữa các lần sử dụng. Chúng ta nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng.

Cuối cùng, bạn đừng quên rửa tay. Hãy rửa tay với nước và xà phòng ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước lúc nấu ăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Một cây trồng trong nhà chỉ có 4 lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand, trong bối cảnh niềm đam mê của công chúng với nghề làm vườn tăng cao giữa đại dịch.

Đăng ngày: 03/09/2020
Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Lin Yichen, một người dân làng Pacuo, tỉnh Vân Nam, cho biết: “Trên mỗi cây ngô có từ 30 đến 40 con châu chấu và chẳng mấy mà lá rụng hết".

Đăng ngày: 31/08/2020
Ong phong lan, loài vật

Ong phong lan, loài vật "màu mè" nhất trong thế giới côn trùng nhưng lại không biết làm mật

Ong phong lan hay Euglossine được coi là nhóm ong "màu mè" nhất thế giới bởi chúng sở hữu những màu sắc ánh kim cực kì bắt mắt.

Đăng ngày: 28/08/2020
Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Vi khuẩn Deinococcus có thể sống sót ngoài vũ trụ suốt thời gian dài, thậm chí trong chuyến bay từ Trái Đất đến sao Hỏa.

Đăng ngày: 27/08/2020
Choáng váng trước cảnh tượng vật thể lạ trồi lên mặt đất như quái vật

Choáng váng trước cảnh tượng vật thể lạ trồi lên mặt đất như quái vật

Một cảnh tượng kỳ lạ mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng đều ngạc nhiên rồi phải thán phục những kiến trúc sư nhỏ bé này.

Đăng ngày: 26/08/2020
Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới

Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.

Đăng ngày: 25/08/2020
Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể đánh hơi được bom

Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể đánh hơi được bom

Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể phân biệt mùi của các loại chất nổ một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 24/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News