Tại sao việc ăn ít thịt bò đi lại tốt cho cả bạn lẫn hành tinh?

Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng nó cũng là một phần nguyên nhân gây hại cho sức khỏe con người và đe dọa tới môi trường và biến đổi khí hậu.

Dù muốn hay không, thịt bò vẫn là một trong những loại thịt đỏ được nhiều người dân trên thế giới sử dụng. Nó có thể chế biến thành đủ mọi món ăn nhưng phổ biến nhất vẫn là các món ăn như bò bít tết, nấu lẩu hay dùng để kẹp vào các món bánh.

Tại Mỹ, mỗi người tiêu thụ khoảng 26kg thịt bò mỗi năm trong khi đó, mức trung bình thế giới chỉ là 6,3kg. Tuy nhiên thịt bò đang trở thành một vấn đề nan giải đối với sức khỏe con người và hành tinh.


Thịt bò vẫn là một trong những loại thịt đỏ được nhiều người dân trên thế giới sử dụng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thịt bò có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư nếu ăn quá nhiều. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Minnesota đăng tải hồi năm 2019 đã chỉ ra, sức khỏe của chúng ta cũng có mối liên kết với sức khỏe môi trường.

Nghiên cứu kết luận: "Thực phẩm có tác động tiêu cực đến môi trường lớn nhất. Cụ thể đó là thịt đỏ chưa qua chế biến và chế biến. Nó liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bệnh tật lớn nhất. Do đó chuyển đổi chế độ ăn uống sang tiêu thụ nhiều thực phẩm lành mạnh hơn nói chung sẽ giúp cải thiện tính bền vững của môi trường".

Nếu bạn chưa biết thì hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tác động rất lớn tới môi trường. Quy trình chăn nuôi lấy thịt thường chiếm dụng phần lớn đất đai, dẫn tới nguy cơ ô nhiễm đất, nguồn nước và nặng hơn là phát thải khí CO2, methane vào bầu khí quyển.

Đặc biệt theo các nhà khoa học tại Học viện Bard ở New York, Đại học Yale ở Connecticut và Viện khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel, việc nuôi một con bò tiêu tốn lượng nước nhiều hơn gấp 11 lần so với các loại gia súc, gia cầm khác. Chưa kể loài bò cũng thải ra nhiều chất thải nguy hại hơn, ví dụ như khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management vào năm 2017 cho thấy lượng khí thải methane toàn cầu từ hoạt động chăn nuôi cao hơn 11% so với ước tính trước đây của Liên Hợp Quốc. Tính trung bình lượng khí thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên thế giới chiếm tới 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Cũng vào năm 2017, hơn 15 ngàn nhà khoa học trên thế giới đã cùng nhau ký vào Cảnh báo cho nhân loại, kêu gọi mọi người giảm đáng kể mức tiêu thụ thịt bình quần đầu người. Việc chuyển đổi chế độ ăn sang ít thịt hơn sẽ góp phần duy trì an ninh lương thực và nuôi sống con người trong nhiều thế kỷ tới.

Thay đổi cá nhân tạo ra sự khác biệt

Sujatha Bergen, giám đốc chiến dịch y tế tại Hội đồng bảo vệ tài nguyên quốc gia Mỹ cho biết, nếu người tiêu dùng đưa ra lựa chọn sáng suốt với thịt bò, nó sẽ tạo ra sự thay đổi trên quy mô lớn.

Bergen giải thích: "Nếu trung bình mỗi người Mỹ cắt giảm tương đương một chiếc bánh mì kẹp thịt trong khẩu phần ăn mỗi tuần, điều đó sẽ tương đương với việc loại bỏ 10 triệu chiếc ôtô trên đường mỗi năm. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn là cách tuyệt vời để chống lại sự nóng lên toàn cầu".


Thay đổi chế độ ăn uống của bạn là cách tuyệt vời để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Brian Kateman chủ tịch kiêm đồng sáng lập của Tổ chức Reducetarian Foundation chuyên về ăn chay nhấn mạnh, ít nhất mỗi người hãy học cách giảm lượng thịt mà chúng ta đang ăn.

Ông khẳng định: "Không phải ai cũng mua được một chiếc xe Tesla nhưng mọi người đều có thể dần bỏ thịt khỏi khẩu phần ăn của mình và chuyển sang ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu".

Kateman cho rằng, không ai bị bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu có thể mọi người hãy học cách cắt giảm một lượng nhỏ thịt trong khẩu phần ăn của mình. Càng đông người hưởng ứng, nó sẽ càng tạo ra sự khác biệt lớn và lan tỏa rộng khắp so với chỉ một nhóm người ăn chay thực hiện.

Rõ ràng việc ăn chay hay ăn với khẩu phần ăn ít thịt hơn không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Bởi lẽ hầu hết chúng ta đã quen với những món ăn chế biến từ thịt. Nhưng nếu biết giảm bớt lượng thịt tiêu thụ trong mỗi bữa ăn, nó không chỉ bảo vệ cho chính sức khỏe của chúng ta mà còn là bảo vệ cho cả hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao con người không có đuôi?

Tại sao con người không có đuôi?

Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Đăng ngày: 11/03/2025
Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 10/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News