Vi khuẩn được phát hiện vào năm 1976 có thể biến kim loại thành vàng

Nghe có vẻ giống như trong những câu truyện về giả kim thuật, tuy nhiên loại vi khuẩn bí ẩn này hoàn toàn có thật.

Trong suốt lịch sử của nhân loại, việc biến những thứ bình thường hoặc kim loại thành một thứ khác được định nghĩa bằng sức mạnh ma thuật hoặc thậm chí là phép màu do các thực thể thần thánh thực hiện. Tuy nhiên những điều này đều chỉ là truyền thuyết, chủ yếu là do con người không hiểu khoa học và đã có những người lợi dụng nó để lừa những người kém hiểu biết hơn.

Gần gũi hơn với hiện tại của chúng ta, sức mạnh ma thuật biến những thứ bình thường thành một thứ phi thường này được định nghĩa bằng thuật ngữ giả kim thuật, một thứ cũng được thực hiện bởi các pháp sư hoặc những người khai thác "sức mạnh ma thuật". Có rất nhiều câu chuyện cổ tích và truyện thiếu nhi định nghĩa việc biến kim loại, chẳng hạn như thép hoặc đồng, thành vàng nguyên chất tuy nhiên những điều này vẫn chỉ là sự tưởng tượng của con người.


Giống như nhiều nguyên tố khác, vàng có thể luân chuyển trong một chu trình sinh địa hóa bao gồm: tan rã, di chuyển xung quanh và cuối cùng là tái tập trung lại trong trầm tích của Trái Đất. Vi sinh vật cũng tham gia vào tất cả các bước của quá trình này. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi rằng, làm thế nào chúng không bị nhiễm độc bởi những hợp chất có độc tính cao hình thành từ ion vàng trong đất.

Khi công nghệ phát triển và kiến thức khoa học của chúng ta được nâng cao, chúng ta hiểu rằng những câu chuyện cổ tích này thực sự có thể xảy ra, và điều này đã được chứng minh bởi một loại vi khuẩn được tìm thấy vào năm 1976 tên là Cupriavidus Metallidurans, sống trong đất giàu các nguyên tố độc hại.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Martin Luther Halle Wittenberg, đã phát hiện ra các quá trình phân tử chiết xuất vàng từ kim loại do vi khuẩn này tạo ra. Mặc dù quá trình hóa học đằng sau nó khá phức tạp nhưng ở đây, chúng ta sẽ cố gắng giải thích nó một cách đơn giản.

Vi khuẩn này bị thu hút bởi hầu hết các loại kim loại, nhưng từ những nghiên cứu được thực hiện, chúng ta biết được rằng loại vi khuẩn này có thể thực hiện quá trình tạo ra các cục vàng nhỏ từ các kim loại như đồng. Nếu vi khuẩn phát hiện có quá nhiều đồng xung quanh, nó sẽ giải phóng một loại enzym đặc biệt gọi là CupA, enzym này thực chất là một "chiếc máy bơm" trên thành vi khuẩn có thể bơm ra các kim loại nặng độc hại.

Vi khuẩn này thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thứ mà các nhà khoa học gọi là vàng thứ cấp. Sự phá vỡ cấu trúc này xuất hiện từ việc tạo ra quặng vàng hình thành địa chất (vàng nguyên sinh). Metallidurans tinh chế vàng theo phương pháp sinh học, thay vì các phương pháp truyền thống sử như dụng hóa chất độc hại để chiết xuất các kim loại nặng độc hại như xyanua và clo.

Theo các nhà khoa học, vàng nguyên thủy (primary gold) là loại vàng cổ xưa được tạo thành từ các quá trình địa chất, trong khi đó vàng thứ cấp thì trẻ hơn nhiều, và ở gần bề mặt hơn, thường ở dạng quặng. Sự hình thành của nó có thể được giải thích như sau: trong quá trình nước ngầm hòa tan vàng nguyên thủy và vận chuyển nó lên trên, một số vi khuẩn có thể đã “nuốt” những mẩu vàng nguyên thủy tí hon này rồi đi lên bề mặt.


C. metallidurans phát triển mạnh trong đất chứa cả hydro và một loạt các kim loại nặng độc hại. Điều này nghĩa là vi khuẩn C. metallidurans không phải cạnh tranh nhiều với các sinh vật khác. Chúng sử dụng enzyme CupA để vận chuyển đồng ra khỏi tế bào. Nhưng sự hiện diện của vàng gây ra một vấn đề mới. Khi có mặt các hợp chất của vàng, enzyme CupA bị ức chế, điều này khiến các hợp chất của đồng và vàng vẫn còn trong tế bào vi khuẩn.

Các nhà khoa học nói rằng vi khuẩn có thể biến cả một con tàu chở đầy vàng clorua thành vàng nguyên chất chỉ trong vài tuần. Nghe có vẻ như loại vi khuẩn này sẽ giúp cho rất nhiều người trở nên giàu có khi sở hữu chúng, tuy nhiên trên thực tế, việc tạo ra vàng từ loại vi khuẩn này sẽ cần phải tạo ra một môi trường vô cùng độc hại.

Thách thức lớn xung quanh vấn đề này là tạo ra một hệ sinh thái đủ độc hại để vi khuẩn sinh sống và phát triển nhằm đạt được khả năng biến một lượng lớn đồng thành vàng.

Như nhà khoa học Dietrich H Nies đã nói: "Đồng và vàng kết hợp thực sự độc hại hơn so với khi chúng xuất hiện riêng lẻ".

Trong khi những điều cơ bản đã được xác định rõ, thì đối với loại vi khuẩn này, chúng vẫn chưa được các chuyên gia hiểu rõ 100% vì nó dường như không đáng tin cậy trong quá trình biến đồng hoặc các kim loại khác thành vàng - điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ độc hại mà vi khuẩn có thể sinh sản.

Rất có thể những người trong lịch sử cổ đại hoặc thậm chí thời trung cổ (những người được gọi là phù thủy hoặc những người thực hiện thuật giả kim) đã hiểu cách thức hoạt động của loại vi khuẩn này và sử dụng nó để biến kim loại thành vàng hoặc thậm chí có thể cho các mục đích khác.

Các nhà sử học đang cố gắng xem qua các văn bản lịch sử để xác định xem có bất kỳ đề cập nào về vi khuẩn này hay không nhằm nỗ lực hiểu rõ hơn về quá trình này hoặc các khả năng khác mà nó có thể có.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Đăng ngày: 12/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News