Cảnh báo sinh vật ngoài hành tinh bám tàu vũ trụ về Trái đất?

Một nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo nguy cơ rất thực tế về "ô nhiễm sinh học" liên quan đến hành trình khai phá các thế giới ngoài hành tinh của con người.

Trong khi nhiều nhà khoa học cho rằng mặt trăng đã... có sự sống do tàu vũ trụ gặp nạn của Israel đã đem theo vô số tardigrade "bất tử" (bọ gấu nước) từ Trái đất lên thiên thể này, thì một nhóm nghiên cứu quốc tế cũng đặt ra mối lo ngược lại: chính sự sống Trái đất cũng có thể bị tấn công bởi sinh vật ngoài hành tinh.

Cảnh báo sinh vật ngoài hành tinh bám tàu vũ trụ về Trái đất?
Vi khuẩn và virus ngoài hành tinh có thể đe dọa Trái đất - (Ảnh đồ họa từ Mark Garlick)

Nghiên cứu vừa công bố trên BioScience nhấn mạnh những sinh vật ngoài hành tinh có thể đem đến nguy hiểm không phải những sinh vật quái dị như phim ảnh, mà rất đơn giản và nhỏ bé: các vi sinh vật. Tuy bé nhỏ, nhưng chúng cũng đủ gây ra mối đe dọa "ô nhiễm sinh học liên hành tinh".

Giáo sư Anthony Ricciardi từ Đại học MicGill (Montreal, Canada), tác giả chính của nghiên cứu, nói với tờ Live Science: "Khi đối mặt với các sứ mệnh không gian ngày càng tăng, bao gồm các nhiệm vụ dự định đưa mẫu trở lại Trái đất, điều cốt yếu là phải giảm thiểu rủi ro ô nhiễm sinh học theo cả 2 hướng".

Theo các tác giả, vi khuẩn tuy nhỏ bé nhưng đủ sức gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ sinh thái. Ví dụ như một loại nấm Nam Mỹ tên Austropuccinia psidii đã du nhập vào Úc trong một hoàn cảnh không xác định, nhưng chắc chắn là do hoạt động của con người, đang tàn phá các cây bạch đàn bản địa. Các hệ sinh thái vốn dễ bị tổn thương bởi các loài ngoại lai, đến từ một nơi hoàn toàn cô lập với vùng đó. Mối đe dọa có thể lớn hơn nếu xảy ra ô nhiễm sinh học liên hành tinh.

Vụ tai nạn của tàu vũ trụ Israel - tên Beresheet - đã được nhóm nghiên cứu đem ra làm dẫn chứng. Tuy có vẻ các tardigrade sẽ không gây hại gì nếu thực sự đang sống tốt trên mặt trăng, bởi thiên thể này dường như trong có sự sống, nhưng điều này là một ví dụ cụ thể về nguy cơ mà các tàu vũ trụ có thể mang đến.

Do đó, nhóm nghiên cứu để xuất tăng cường các giải pháp an toàn sinh học liên quan đến du hành vũ trụ, tập trung vào việc phát hiện sớm các chất gây ô nhiễm sinh học tiềm ẩn và các quy trình phản ứng nhanh khi phát hiện vi khuẩn, virus lạ hay bất cứ chất gây nghi ngờ nào "quá giang" tàu vũ trụ.

Các cơ quan vũ trụ khắp thế giới, nhất là NASA, đang có rất nhiều sứ mệnh thám hiểm liên hành tinh được dự kiến cho tương lai gần, ví dụ như các tàu đổ bộ hướng đến mặt trăng Europa của Sao Mộc, Titan của Sao Thổ. Một số tàu vũ trụ cũng đang thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu từ các tiểu hành tinh đem về Trái đất như Hayabusa2 của JAXA (Nhật Bản), OSIRIS-REx của NASA; hay các nỗ lực lấy mẫu đá từ Sao Hỏa của NASA...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hành tinh chỉ mất 3,2 ngày quay quanh sao chủ

Phát hiện hành tinh chỉ mất 3,2 ngày quay quanh sao chủ

Các nhà thiên văn học tìm thấy một ngoại hành tinh kiểu " sao Mộc nóng" quay rất nhanh xung quanh một ngôi sao cách xa 725 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/11/2021
NASA phát hiện hơn 300 hành tinh mới nhờ công nghệ Machine learning

NASA phát hiện hơn 300 hành tinh mới nhờ công nghệ Machine learning

Với hệ thống vận hành dựa trên công nghệ Machine learning, 301 hành tinh mới đã được NASA phát hiện.

Đăng ngày: 27/11/2021
Vệ tinh nhỏ bằng hộp giày đã thay đổi cả thế giới

Vệ tinh nhỏ bằng hộp giày đã thay đổi cả thế giới

Trong 2 thập niên qua kể từ khi “ra đời”, vệ tinh nhỏ nhắn kích thước chỉ bằng hộp giày CubeSat đã góp phần không nhỏ để thay đổi thế giới.

Đăng ngày: 27/11/2021
Trung Quốc phát triển 100 vệ tinh viễn thám thời gian thực

Trung Quốc phát triển 100 vệ tinh viễn thám thời gian thực

Trung Quốc đang xây dựng mạng lưới vệ tinh viễn thám thời gian thực đầu tiên của nước này với khả năng truyền dữ liệu nhanh vượt trội.

Đăng ngày: 27/11/2021
Hàng loạt hố đen mini có thể từng đâm vào Mặt trăng

Hàng loạt hố đen mini có thể từng đâm vào Mặt trăng

Những hố đen mini hình thành từ thời sơ khai của vũ trụ có thể từng lao xuống Mặt Trăng mạnh đến mức làm biến đổi vật chất xung quanh.

Đăng ngày: 26/11/2021
Vì sao nữ giới lại có lượng kháng thể cao hơn nam giới sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Vì sao nữ giới lại có lượng kháng thể cao hơn nam giới sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Sau 6 tháng, dù có lượng kháng thể cao hơn nam giới nhưng mức kháng thể chống Covid-19 ở phụ nữ lại bị giảm hơn 50% so với mức cao nhất khi tiêm vaccine, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 26/11/2021
Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ

Camera 3,2 tỷ pixel tại Chile sắp quan sát vũ trụ

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới LSST tại Chile sẽ giúp giới khoa học nghiên cứu thiên hà, tiểu hành tinh và hiện tượng vũ trụ bí ẩn.

Đăng ngày: 26/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News