Cảnh báo: Trái đất quay chậm hơn do băng vùng cực tan chảy

Các nhà nghiên cứu dự báo trong vài năm tới, mỗi người trên thế giới này sẽ mất đi 1 giây trong quỹ thời gian hàng ngày của mình.

Đó chính xác sẽ là những gì xảy ra khi hiện tượng băng tan ở hai đầu cực diễn biến nhanh do biến đổi khí hậu, làm cho tốc độ quay của Trái đất nhanh hơn và làm thay đổi trục của Trái đất.

Cảnh báo: Trái đất quay chậm hơn do băng vùng cực tan chảy
Trái đất hoàn thành vòng quay nhanh hơn có nguy cơ gây xáo trộn thời gian của con người. (Ảnh: Getty Images).

Giờ và phút quyết định thời gian một ngày của chúng ta được xác định bằng chuyển động quay của Trái đất. Nhưng vòng quay đó không cố định mà nó có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào những gì đang xảy ra trên bề mặt và trong lõi nóng chảy của Trái đất.

Cho đến hiện tại, con người không nhận ra sự thay đổi về mặt thời gian khi Trái đất quay nhanh hay chậm đi là do các nhà khoa học đã nghĩ ra một phương pháp đồng bộ hoá thời gian Trái đất hoàn thành một vòng quay với giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) - một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. Phương pháp đó điều chỉnh giờ theo “giây nhuận”. Nếu Trái đất quay chậm hơn so với giờ chuẩn, các nhà khoa học lại điều chỉnh giờ UTC tăng thêm một giây nhuận dương, cộng thêm một giây vào thời gian một ngày. Từ những năm 1970 đến nay, đã có 27 giây nhuận được thêm vào.

Tuy nhiên, sau một thời gian quay chậm, vòng quay của Trái đất hiện đang tăng tốc do những thay đổi về bề mặt. Lần đầu tiên, các nhà khoa học sẽ phải trừ đi một giây thay vì cộng vào như trước kia.

Patrizia Tavella, thành viên Văn phòng Cân đo Quốc tế ở Pháp, viết trong một bài báo kèm theo nghiên cứu: “Một giây nhuận âm chưa bao giờ được thêm vào hoặc thử nghiệm, vì vậy những vấn đề mà nó có thể tạo ra là chưa từng có”.

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST), việc thêm bớt giây nhuận có ưu và khuyết điểm. Chúng giúp đảm bảo các quan sát thiên văn được đồng bộ hóa với thời gian trên đồng hồ, nhưng giây nhuận cũng có thể gây rắc rối cho một số ứng dụng và phần mềm viễn thông hoạt động tính theo giây.

Tháng 7/2022, một loạt ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, Google, Amazon đã khởi động một chiến dịch nhằm xoá bỏ việc thêm giây nhuận vào UTC để căn chỉnh so với vòng quay của Trái đất. Thay vì đồng hồ chỉ 23:59:59 (23 giờ 59 phút 59 giây) chuyển sang 0:0:0 vào nửa đêm thì đồng hồ lại thành 23:59:60. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho các máy tính vốn dựa vào mạng lưới giờ các máy chủ chính xác để lên lịch các sự kiện và để ghi lại chuỗi hoạt động. Năm 2012, sau khi một giây được thêm vào UTC, hàng loạt các trang như Mozilla, Reddit, LinkedIn…đều báo cáo các sự cố sập mạng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Peru đứng trước nguy cơ lũ hồ băng

Peru đứng trước nguy cơ lũ hồ băng

Năm 1941, hàng nghìn người thiệt mạng ở Huaraz (Peru) khi con đập tự nhiên ở hồ phía trên thành phố bị vỡ. Giờ đây, các sông băng tan chảy đang làm tăng nguy cơ điều đó xảy ra lần nữa.

Đăng ngày: 30/03/2024
Các nhà khoa học chế tạo nhựa an toàn từ thực vật

Các nhà khoa học chế tạo nhựa an toàn từ thực vật

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California - San Diego đã chế tạo ra một loại nhựa có nguồn gốc thực vật và có thể phân huỷ sinh học.

Đăng ngày: 29/03/2024
Đón không khí lạnh, từ đêm nay Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Đón không khí lạnh, từ đêm nay Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh yếu đang tràn về, từ chiều tối và đêm nay 28/3, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông.

Đăng ngày: 28/03/2024
Giới khoa học Trung Quốc dự đoán chính xác về băng biển ở Nam Cực nhờ máy học

Giới khoa học Trung Quốc dự đoán chính xác về băng biển ở Nam Cực nhờ máy học

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mạng lưới thần kinh ngắn hạn định hướng dài hạn (ConvLSTM) để xây dựng mô hình dự đoán băng biển Nam Cực quy mô theo mùa.

Đăng ngày: 28/03/2024
Sông băng ở New Zealand liên tục thu hẹp, đứng trước nguy cơ tan biến

Sông băng ở New Zealand liên tục thu hẹp, đứng trước nguy cơ tan biến

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA cho biết băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.

Đăng ngày: 27/03/2024
Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía

Lượng khí thải carbon của gạch Sugarcrete thải ra ít hơn 20 lần, và nó nhẹ hơn 4-5 lần so với các loại gạch truyền thống.

Đăng ngày: 26/03/2024
Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Theo viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, trận động đất ở Mỹ Đức gây rung lắc ở trung tâm Hà Nội sáng nay là do nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy.

Đăng ngày: 26/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News