Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: "Do tác động từ ngoài Trái đất"

Các quốc gia đã chi rất nhiều tiền trong việc giám sát và nghiên cứu động đất nhưng dường như vẫn chưa có cách để phòng tránh thảm họa này. Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về một trận động đất với cường độ 20 richter có thể xảy ra. Vậy trận động đất như thế có thể gây ra ảnh hưởng tới Trái đất và con người?

Các cấp độ tàn phá của động đất

Một trận động đất có cường độ lớn hơn 6,0 độ richter được xếp là động đất mạnh và có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Năm 1995, trận động đất có cường độ 6,9 độ richter xảy ra ở Kobe (Nhật Bản) đã cướp đi sinh mạng của 5.500 thường dân. Một trận động đất khác có cường độ 6,9 độ richter xảy ra năm 1989 tại California (Mỹ) cũng đã cướp đi sinh mạng của 63 người. Những trận động đất có cường độ 6,0 đến 6,9 độ richter xảy ra mỗi năm khoảng từ 120 đến 134 lần.

Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: Do tác động từ ngoài Trái đất
Trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ richter có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. (Ảnh: CNN)

Trong khi đó, động đất có cường độ 7,0 đến 7,9 độ richter xảy ra với tần suất khoảng 17-18 trận/năm. Năm 1948, một trận động đất có cường độ 7,3 độ richter đã cướp đi sinh mạng của 110.000 người ở Ashgabat, Liên Xô cũ. Một trận động đất mạnh 7,2 độ richter năm 1908 tại Messina, Italy đã khiến từ 70.000 đến 100.000 người thiệt mạng. Trận động đất mạnh 7,6 độ richter năm 2005 ở Pakistan đã làm 86.000 người chết, và khiến 3.000 người khác bỏ mạng tại San Francisco, California (Mỹ) năm 1906 trong một trận động đất mạnh 7,8 độ richter.

Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: Do tác động từ ngoài Trái đất
Động đất từ 9 độ richter trở lên thường kèm theo sóng thần. (Ảnh: Pixabay)

Động đất có cường độ từ 8 độ richter trở lên xảy ra với tần suất một lần mỗi năm. Trận động đất 9,0 độ richter kèm theo sóng thần xảy ra giữa Ấn Độ Dương năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người. Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ mạnh nhất được ghi nhận là trận động đất có cường độ 9,5 độ richter xảy ra vào năm 1960 ở Chile. Hậu quả mà nó để lại là gần 7.000 người thương vong và 2 triệu người mất nhà cửa.

Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: Do tác động từ ngoài Trái đất
Những trận động đất lớn còn có thể khiến núi lửa phun trào. (Ảnh: Pixabay)

Những trận động đất có cường độ  này thường sẽ gây ra sức tàn phá kinh hoàng, đi kèm với nó là những hiện tượng thiên nhiên khác như sóng thần, lũ lụt, sạt lở đất hay núi lửa phun trào. Vậy một trận động đất 20 độ richter xảy ra thì Trái đất và loài người sẽ thế nào?

Mức độ tàn phá của trận động đất 20 độ richter

Về mặt lý thuyết, một trận động đất xảy ra có liên quan mật thiết với độ dài đường đứt gãy của vỏ Trái đất. Như vậy, đường đứt gãy càng dài thì động đất càng lớn. Theo tính toán của các nhà địa chấn học, để một trận động đất 10 độ richter hoặc lớn hơn xảy ra thì đường đứt gãy phải có chiều dài khoảng 80.000km. Nhưng, chi vi của Trái đất chỉ khoảng 40.000km nên trận động đất lớn như vậy rất khó xảy ra.

Tuy nhiên, chương trình phim tài liệu What If lại đưa ra một câu trả lời khác. Theo đó, ê kíp đã dựng một bộ phim mô phỏng giả thuyết có tựa đề là "Sẽ ra sao nếu Trái đất xảy ra trận động đất 20 độ richter?".

Cảnh báo trận động đất cường độ 20 richter, chuyên gia: Do tác động từ ngoài Trái đất
Các nhà khoa học cho biết, trận động đất 20 độ richter có thể do tiểu hành tinh gây ra. (Ảnh: Pixabay)

Họ cho rằng trận động đất 20 độ richter hoàn toàn có thể xảy ra do sự tác động từ ngoài Trái đất. Đó sẽ là do một tiểu hành tinh đâm vào chúng ta. Trận động đất này sẽ khiến cho mọi thứ rung chuyển trong 5 phút và kéo theo nhiều trận động đất khác cùng các thảm họa khác như sóng thần, núi lửa phun trào.

Trận động đất 20 độ richter còn tạo ra một năng lượng đủ để vượt qua năng lượng liên kết hấp dẫn và phá hủy hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, What if cũng cho biết, hệ thống phòng thủ vệ tinh của nhiều quốc gia sẽ phát hiện ra tiểu hành tinh này và các nhà khoa học sẽ đưa ra phương án ứng phó với tình huống xấu nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 3 người chết

Động đất rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 3 người chết

Trận động đất mạnh 6,4 độ xảy ra gần thành phố Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ba người chết và hơn 200 người bị thương.

Đăng ngày: 21/02/2023
Cơn bão dị thường có thể gây thảm họa thứ hai trong năm 2023?

Cơn bão dị thường có thể gây thảm họa thứ hai trong năm 2023?

Các nhà khí tượng học của trang AccuWeather đã theo dõi Freddy kể từ khi nó hình thành ở phía Đông Ấn Độ Dương vào đầu tháng 2.

Đăng ngày: 20/02/2023
Nhà nghiên cứu dự đoán nguy cơ xảy ra siêu động đất tại Nam Á

Nhà nghiên cứu dự đoán nguy cơ xảy ra siêu động đất tại Nam Á

Xác suất về một cơn địa chấn tương tự ở khu vực Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan là rất nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Đăng ngày: 20/02/2023
Tỉ phú Mỹ hiến kế độc bảo vệ

Tỉ phú Mỹ hiến kế độc bảo vệ "tương lai nhân loại"

Tỉ phú người Mỹ George Soros nói rằng ông lo sợ cho tương lai của nhân loại nếu không có các biện pháp quyết liệt hơn nhằm đối phó biến đổi khí hậu, theo Bloomberg.

Đăng ngày: 18/02/2023
Những dãy núi cổ xưa nhất trên Trái đất

Những dãy núi cổ xưa nhất trên Trái đất

5 dãy núi lâu đời nhất hình cách đây hàng tỷ năm và một số trong đó hiện đóng vai trò như khu dự trữ sinh quyển quan trọng.

Đăng ngày: 17/02/2023
Phát hiện gây ngạc nhiên về sông băng

Phát hiện gây ngạc nhiên về sông băng "ngày tận thế"

Thwaites là một trong những sông băng lớn nhất thế giới, nằm tại phía Tây Nam của đại dương Cực Nam và được coi là sông băng quan trọng nhất đối với sự ổn định của mực nước biển trên toàn cầu.

Đăng ngày: 17/02/2023
Động đất ở New Zealand hình thành như thế nào?

Động đất ở New Zealand hình thành như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng trận động đất khiến New Zealand rung chuyển hôm 15/2 do hoạt động của mảng kiến tạo gây ra và không liên quan tới động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 17/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News