Cảnh giác với bệnh thủy đậu vào mùa

4.000 ca thủy đậu được ngành y tế ghi nhận trong 3 tháng đầu năm, song thực tế con số này có thể cao hơn do bệnh truyền nhiễm lành tính nên người dân thường tự điều trị tại nhà.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các tỉnh có số bệnh nhân thủy đậu cao là Nghệ An, Hà Nội, Thái bình, Yên Bái, Lâm Đồng, Đà Nẵng... Dự báo số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng cao.

Là bệnh lành tính song thủy đậu có thể gây nguy hiểm với cho thai nhi khi mẹ mang thai mắc bệnh, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nặng nề do virus tấn công.


Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị thủy đậu. (Ảnh: N.P)

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48 giờ sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48 giờ những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10 mm.

Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt. Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Tránh gãi vì dễ làm nốt phỏng bị vỡ, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh lây lan rất nhanh, virus có trong nước bọt khi người bệnh ho, nói bắn virus ra xung quanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là ủi. Người lớn có thể lây bệnh của trẻ hoặc trở thành trung gian truyền bệnh.

Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không trong nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn; hoặc trẻ ho, sốt tăng trở lại, đau đầu, nôn, chậm chạp hơn... thì cần đưa đến bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như viêm da, viêm phổi, viêm não - màng não.

Tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin tiêm lúc trẻ một tuổi trở lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News