Cảnh hoang tàn ở thị trấn Indonesia bị sóng thần tấn công

Nhiều công trình bị san phẳng, trong khi lực lượng cứu hộ Indonesia chạy đua tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát tại thị trấn Carita.


Thị trấn Carita ở phía tây đảo Java của Indonesia là một trong những địa điểm bị tàn phá nặng nề nhất trong trận sóng thần tối 22/12. Hàng loạt công trình trong khu vực đã bị phá hủy, nhiều người thiệt mạng và bị thương vẫn đang kẹt trong các đống đổ nát, theo AFP. Trong ảnh, một khu nhà nghỉ gần bờ biển bị sóng thần phá hủy.


Nhiều công trình không được gia cố đều bị cơn sóng giật đổ, chỉ còn một số ngôi nhà vẫn đứng vững. Nhiều ôtô cũng bị dồn đống trong cơn sóng. Sóng thần tràn vào một số khu vực của eo biển Sunda, gồm các bãi biển ở phía tây đảo Java và nam đảo Sumatra vào tối 22/12, khiến 222 người chết và 843 người bị thương, trong khi 28 người vẫn đang mất tích. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, khi nó phun trào chỉ 24 phút trước khi sóng thần diễn ra.


Một khu nhà nghỉ với bể bơi sát bờ biển ở Carita bị sóng thần san phẳng trong tối 22/12.


Khu vực Nam Lampung ở phía nam đảo Sumatra cũng hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng không kém. Trong ảnh, một người cha đang than khóc bên thi thể đứa con thiệt mạng trong sóng thần ở Nam Lampung.


Những người sống sót tìm đồ đạc trong đống đổ nát ở bờ biển Nam Lampung vào chiều 23/12. Núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động, khiến giới chức Indonesia lo ngại về nguy cơ xảy ra một trận sóng thần mới. Người dân và du khách được khuyến cáo tránh xa các vùng bờ biển.


Lực lượng cứu hộ đào bới các đống đổ nát để tìm người sống sót trong ngày 23/12. Nhà chức trách Indonesia nhận định số nạn nhân sẽ còn tăng cao do nhiều người không được sơ tán, các trung tâm y tế chưa báo cáo về số nạn nhân đang điều trị và một số khu vực chưa có thống kê đầy đủ.


Nhân viên cứu hộ đếm số lượng thi thể thu được tại Nam Lampung vào chiều 23/12.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News