Sóng thần ở Indonesia làm hơn 200 người chết

Một trận sóng thần làm ít nhất 222 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trên đảo Java và Sumatra của Indonesia, sau khi núi lửa Anak Krakatau gây lở đất dưới đáy biển, quan chức và truyền thông đưa tin hôm 23/12.

Theo Reuters, hàng trăm nhà cửa đã bị hư hại nặng nề vì trận sóng thần xảy ra bất ngờ dọc theo vành đai của Eo biển Sunda cuối ngày 22/12.

Cơ quan phòng chống thảm họa của Indonesia cho biết rằng gần 900 người bị thương và 28 người vẫn còn mất tích.

Các đoạn video phát trên truyền hình cho thấy hình ảnh vài giây lúc sóng thần ập vào bờ và các khu dân cư, rồi cuốn ra biển các nạn nhân và nhiều thứ khác.


Hình ảnh đổ nát sau khi sóng thần ập vào Indonesia hôm 22/12.

Theo Reuters, người dân ở ven biển cho biết không thấy hay cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo, như nước biển rút đi hay động đất, trước khi đợt sóng cao 2 – 3 mét ập vào.

Trong khi đó, chính phủ cho biết hệ thống cảnh báo đã vang lên ở một số khu vực.

Chính quyền cảnh báo người dân và du khách tránh xa bờ biển thuộc Eo biển Sunda và cảnh báo triều cường có hiệu lực tới hết ngày 25/12. Hàng nghìn cư dân đã phải sơ tán lên những nơi cao ráo.

Trận sóng thần xảy ra vào dịp Giáng sinh gợi lại ký ức về trận động đất gây sóng thần ở Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 làm 226 nghìn người thiệt mạng ở 14 nước, trong đó hơn 120 nghìn người ở Indonesia.

Trên Twitter, Tổng thống Joko Widodo cho biết rằng ông “đã lệnh cho các cơ quan chính phủ liên quan thực hiện những bước đi khẩn cấp ngay lập tức để tìm các nạn nhân và chăm sóc cho những người bị thương”.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Jusuf Kalla nói tại một cuộc họp báo rằng con số người chết “nhiều khả năng sẽ còn tăng”.

Trận sóng thần hôm 22/12 là thảm họa mới nhất xảy ra ở quốc đảo Indonesia trong năm nay.

Nhiều trận động đất liên tiếp đã san phẳng nhiều nơi trên đảo du lịch Lombok, và trận động đất kéo theo sóng thần đã làm hàng nghìn người chết trên đảo Sulawesi.

Gần 200 người thiệt mạng khi chiếc máy bay của hãng Lion Air rớt xuống Biển Java hồi tháng 10.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News