Cảnh quay hiếm về loài sứa biển sâu mới được xác định
Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey công bố phát hiện một loài sứa vương miện khác thường thuộc chi Atolla.
Sứa biển sâu Atolla là một trong những sinh vật phổ biến nhất ở vùng nước sâu tăm tối của đại dương. Chuông của nó có màu đỏ tươi với các xúc tu dài đơn lẻ, trong đó có một chiếc dài hơn nhiều so với phần còn lại.
15 năm trước, Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) đã phát hiện một loài sứa trông giống Atolla, nhưng không có xúc tu siêu dài đặc trưng, điều đó bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.
Sau hơn một thập kỷ tìm kiếm và thu thập mẫu, nhóm nghiên cứu giờ đây đã có đủ thông tin chi tiết về các đặc điểm hình thái và phân tử của sinh vật để mô tả nó như một loài mới trên tạp chí Animals.
"Chúng tôi đặt tên cho loài này là Atolla Reynolds để vinh danh Jeff Reynolds, tình nguyện viên đầu tiên tại MBARI, nhằm ghi nhận 4,3 triệu giờ làm việc mà ông ấy cùng với các tình nghuyện viên khác đã đóng góp cho thủy cung trong suốt 38 năm qua", Tiến sĩ George Matsumoto, nhà nghiên cứu cấp cao tại MBARI, chia sẻ.
Cảnh quay hiếm về sứa Atolla Reynolds. (Video: MBARI)
Atolla reynoldsi tương đối lớn so với các loài Atolla khác. Mẫu vật lớn nhất mà nhóm thu thập được có đường kính 13 cm, biến nó trở thành một trong những thành viên lớn nhất trong chi.
Giống như hầu hết các loại sứa vương miện biển sâu, Atolla reynoldsi cũng có một chiếc chuông nhỏ với một đường rãnh sâu chạy xung quanh chuông. Phần chuông hình vòm được ngăn cách với rìa bằng các đoạn dày được gọi là pedalia. Loài mới này có một phần ruột khác biệt trông như cây thánh giá của người Hy Lạp.
"Mặc dù thiếu thông tin đầy đủ, Atolla reynoldsi rõ ràng khác biệt về mặt phân tử và hình thái học so với tất cả 10 loài Atolla đã được mô tả", Matsumoto nhấn mạnh.
Ngoài Atolla reynoldsi, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy hai loài sứa khác được cho là các thành viên mới của chi Atolla, tạm gọi là Atolla A và Atolla B, nhưng chưa có đủ thông tin để xác nhận.
"Tất cả ba loài - Atolla reynoldsi, Atolla A và Atolla B - có lẽ nên được xếp vào một chi mới do hình thái dạ dày khác biệt và thiếu xúc tu dài, nhưng cho đến khi công việc nghiên cứu tiếp theo được hoàn thành, chúng tôi vẫn xếp chúng vào chi Atolla", Matsumoto nói thêm.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
