Sinh vật kỳ dị với mai đầy lỗ tròn khiến người mắc hội chứng sợ lỗ phải né tránh!
Nếu như bạn là người mắc hội chứng sợ lỗ tròn (Trypphobia) - một hội chứng mà có đến 15% dân số trên thế giới mắc phải thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, né tránh, nặng hơn là buồn nôn, khó chịu khi bắt gặp sinh vật dưới đây.
Phần mai có nhiều lỗ tròn nhỏ.
Đây là sinh vật gì?
Sinh vật trên đã được một ngư dân ở Úc bắt được ở bờ biển Cornwall của Anh. Phần mai của sinh vật này có những lỗ tròn nhỏ và đáng chú ý hơn chính là khuôn mặt kỳ dị của nó. Vậy đây là sinh vật gì và tại sao phần mai của nó lại kỳ quặc như vậy?
Cua bọt biển Úc - Australian Sponge Crab
Cua bọt biển Úc (tên khoa học: Austrodromidia australis) là một loài cua độc đáo khi mang trên mình miếng bọt biển hay những con hải tiêu sống. Chính vì lý do này mà trên mai của chúng thường có rất nhiều lỗ tròn nhỏ.
Hải tiêu. (Ảnh: Wiki).
Việc làm này sẽ giúp cua bọt biển có thể ngụy trang nhằm tránh kẻ thù cũng như giúp chúng kiếm ăn dễ hơn. Không chỉ có vẻ ngoài dị hợm mà ngay cả mùi vị của chúng cũng khiến những kẻ ăn thịt phải tránh xa.
Hình thái học của cua bọt biển cũng tương tự các loài cua khác nhưng cặp chân cuối cùng có nhiệm vụ giữ miếng bọt biển nên cong lên phía trên với một chiếc 'kìm' ở tận cùng, thậm chí vượt qua cả mai cua.
Chúng dành phần lớn thời gian để lẩn trốn trong hang hốc dưới đáy biển và sẽ ra khỏi nơi trú ẩn vào ban đêm để ăn xác thối. Là động vật ăn tạp nên cua bọt biển ăn cả xác động vật lẫn thực vật dưới đáy biển.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
