Cảnh tượng hiếm: Bầy sư tử kéo nhau ngủ trên cây gai độc
Cảnh tượng hiếm thấy mới đây vừa được chụp lại tại Uganda (châu Phi) khi bầy sư tử ung dung nghỉ ngơi trên cành cây phủ gai cực độc.
Theo FOX News, trong chuyến thám hiểm châu Phi, nhiếp ảnh gia Julia Sundukova (41 tuổi) đã chụp lại những bức ảnh hiếm có trên.
Sư tử nằm trên cây đại kích - (Ảnh: Sundukova).
Sundukova vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy đàn sư tử cái nằm nghỉ trưa trên cây đại kích, loại cây giống cây xương rồng khổng lồ.
Theo khu bảo tồn thiên nhiên Sabi Sabi, lá của đại kích to, mọng nước, có đầy nhựa cực độc. Chỉ cần tiếp xúc một lượng mủ nhỏ, nhiều động vật có thể bị rộp ra, sưng đau hoặc có thể bị mù nếu mủ rơi vào mắt.
"Người xem ảnh sẽ không thể tin sư tử lại chọn loại cây độc này để lên nghỉ trưa. Nhìn chúng không có vẻ thoải mái lắm nhưng vẫn cố tận hưởng buổi trưa ở đây", Sundukova nói trên South West News Service.
Đàn sư tử trên cây cực độc - (Ảnh: Sundukova).
Sundukova lý giải, bộ da của sư tử khá dày có thể giúp chúng tránh được các loại mủ của cây đại kích. "Cảnh tượng này rất đẹp mắt", Sundukova chia sẻ.
Ở châu Phi, nhiều loài sư tử đang suy giảm số lượng nghiêm trọng.
Loài sư tử Barbary (Panthera leo leo) chỉ còn khoảng 1.400 con (khoảng 900 con tại Trung và Tây Phi và khoảng 500 con tại Ấn Độ) và sư tử Hảo Vọng (Panthera leo melanochaita) khoảng 17.000 - 19.000 con tại Đông và Nam Phi (số liệu được ghi nhận vào năm 2015).
Trên toàn cầu, số lượng sư tử bắt đầu suy giảm trong thế kỷ 20 do nạn săn bắn vô tội vạ. Đầu thế kỷ 20, trên thế giới có khoảng 500.000 con. Đến giữa thế kỷ 20, chúng giảm còn 200.000 con và hiện giờ còn chưa đến 20.000 con.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
