Cặp cá voi lưng gù tạo đường xoắn ốc giữa biển

Cá voi lưng gù lặn xuống biển và thổi những cột bong bóng hướng lên trên, tạo thành chiếc bẫy để giam giữ con mồi.


Cặp cá voi lưng gù tạo lưới bong bóng. (Video: Piet van den Bemd).

Nhiếp ảnh gia Piet van den Bemd sử dụng drone ghi hình cảnh tượng độc đáo tại vùng biển xanh thẫm của châu Nam Cực, Science Alert hôm 10/1 đưa tin. Những khối bong bóng màu xanh nhạt nổi lên, tạo thành hình dạng rất giống đường xoắn ốc Fibonacci - mẫu hình toán học nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trong thế giới tự nhiên, từ thực vật đến động vật. Khi đường xoắn ốc hoàn thành, Bemd mới nhận ra tác giả là một cặp cá voi lưng gù. Chúng ngoi lên giữa hình xoắn ốc, há rộng chiếc miệng khổng lồ để kiếm ăn.

Hơn 30 năm qua, giới nghiên cứu đã công nhận cá voi lưng gù sử dụng bong bóng như một công cụ. Đôi khi, bong bóng dùng để đe dọa đối thủ, thậm chí có thể là một hình thức giải trí. Khi khác, cá voi lại tạo ra những "bức tường" bong bóng khổng lồ để giam giữ cá và sinh vật hình tôm vào những không gian ngày càng thu hẹp. Đây là chiến thuật "kiếm ăn bằng lưới bong bóng", được thực hiện với sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều con cá voi lưng gù.

Trong chiến thuật kiếm ăn bằng lưới bong bóng, cá voi lặn sâu xuống, đồng thời thổi bong bóng hướng lên trên. Khi phối hợp nhóm, một con cá voi thường đảm nhận vai trò thổi bong bóng chính, trong khi những con khác bơi xung quanh và dồn cá vào chiếc bẫy này.


Cá voi lưng gù ngoi lên giữa hình xoắn ốc, há rộng chiếc miệng khổng lồ để kiếm ăn.

Sau khi cá bị dồn lại, cá voi há to miệng và bắt đầu nuốt con mồi. Chúng thường lao xuyên qua tâm vòng xoắn ốc. Chiến lược này có vẻ được truyền dạy giữa các cá thể, nhưng do lối sống lẩn tránh của cá voi lưng gù nên hiếm khi con người có thể ghi lại bằng camera. Đến nay, chiến lược kiếm ăn bằng lưới bong bóng chủ yếu được ghi nhận trong các quần thể cá voi ở Bắc bán cầu.

Các nhà khoa học nghiệp dư với drone đang giúp thay đổi điều này. Những thước phim từ trên cao cung cấp cho giới khoa học nhiều thông tin giá trị về cuộc sống của cá voi. Ở Nam bán cầu, drone đã ghi hình một số trường hợp cá voi lưng gù kiếm ăn bằng lưới bong bóng trong vài năm gần đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Đăng ngày: 10/05/2025
Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Đăng ngày: 09/05/2025
Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Đăng ngày: 09/05/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Đăng ngày: 07/05/2025
Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?

Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News