Cặp gấu đen ngủ quên trên cột điện cao 14 mét
Hai con gấu đen có thể trèo lên đỉnh cột điện do hoảng sợ và bám chặt trên đó đến khi đội cứu hộ dụ xuống.
Nhân viên công ty cung cấp điện và khí Manitoba Hydro phát hiện đôi gấu đen gặp rắc rối ở phía đông nam tỉnh Manitoba, Canada, sáng hôm 31/10, CBC đưa tin. Chúng nằm ngủ trên đỉnh cột điện, cách mặt đất khoảng 14 mét.
Hai con gấu đen bám trên đỉnh cột điện ở Manitoba, Canada. (Ảnh: Manitoba Hydro).
Nhóm giải cứu tìm cách dụ cặp gấu trèo xuống. (Ảnh: Manitoba Hydro).
Các nhân viên ngắt điện tạm thời một phần đường dây 66 kV để đảm bảo an toàn cho hai vị khách đặc biệt, theo Bruce Owen, đại diện của Manitoba Hydro. "Chúng tôi không rõ tại sao lũ gấu lại trèo lên cột điện. Việc này hiếm khi xảy ra, nhất là ở khu vực có truyền thống làm nông này", Owen cho biết. Ông đoán lũ gấu bị hoảng sợ vì thứ gì đó và trèo lên cao để giữ an toàn.
Owen hy vọng lũ gấu tự trèo xuống nhưng chúng tỏ ra khá thoải mái với nơi nghỉ chân mới. Cuối cùng, nhóm giải cứu ngồi lên xe cẩu sửa điện, tới gần lũ gấu và chĩa một cây gậy dài về phía chúng. "Việc vẫy chiếc gậy đủ để khiến lũ gấu thức giấc và chúng đã trèo xuống an toàn", Owen cho biết.
Gấu đen Bắc Mỹ (tên khoa học Ursus americanus) là loài ăn tạp, con trưởng thành có thể nặng 90-270 kg. Thức ăn chính của chúng gồm cỏ, rễ cây, quả mọng và côn trùng. Dù được gọi là gấu đen nhưng lông chúng có thể màu xanh xám, xanh đen hoặc nâu.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
