Cập nhật ảnh chụp đầu tiên về hố đen

Ảnh chụp hố đen sau khi xử lý ánh sáng phân cực cung cấp cái nhìn rõ hơn về cách từ trường hoạt động gần vật thể.

Vào năm 2019, hệ thống Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (EHT) đã chụp được hình ảnh đầu tiên về một hố đen, nằm ở trung tâm của thiên hà Messier 87 (M87) cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Nó cho thấy các vòng sáng lớn tạo thành từ khí bụi bao quanh một tâm tối, đó là bóng của hố đen siêu khối lượng có đường kính 40 tỷ km, lớn gấp ba triệu lần Trái Đất.

Cập nhật ảnh chụp đầu tiên về hố đen
Ảnh chụp hố đen được công bố lần đầu tiên cách đây hai năm. (Ảnh: EHT).

Khi chụp hình ảnh này, các nhà thiên văn học nhận thấy một lượng đáng kể ánh sáng phân cực xung quanh hố đen. Sóng ánh sáng phân cực có hướng và độ sáng khác với sóng ánh sáng thông thường. Chúng được quan sát thấy trong các vùng không gian nóng và nhiễm từ.

"Vì sự phân cực là một dấu hiệu của từ trường, hình ảnh cập nhật mới cho thấy rõ ràng rằng các vòng sáng của hố đen đã bị từ hóa", Monika Moscibrodzka, điều phối viên của Nhóm đo lường phân cực tại EHT, nhấn mạnh.

Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được sự phân cực ở gần rìa của một hố đen. Điều này không chỉ cung cấp cái nhìn rõ hơn về vật thể bí ẩn ở trung tâm M87 và hoạt động của từ trường xung quanh nó, mà còn tiết lộ thông tin mới về các phản lực vô tuyến mạnh mẽ bắn ra từ hố đen.

Cập nhật ảnh chụp đầu tiên về hố đen
Ảnh chụp hố đen sau khi xử lý ánh sáng phân cực. (Ảnh: EHT).

"Các nhà thiên văn học từ lâu tin rằng từ trường gần hố đen đóng một vai trò quan trọng trong việc cho khí đi vào và phóng ra các tia năng lượng vào thiên hà xung quanh. Hình ảnh xử lý ánh sáng phân cực cho chúng ta thấy cường độ và cấu trúc của những từ trường ở rất gần với hố đen M87, nơi các tia phản lực vô tuyến mạnh mẽ được phóng ra", Phó giáo sư Jason Dexter từ Đại học Colorado Boulder, điều phối viên của Nhóm Lý thuyết tại EHT, cho biết thêm.

Trong giai đoạn tiếp theo, Dexter cùng các cộng sự muốn tiếp tục quan sát ánh sáng phân cực và các bước sóng khác để xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về môi trường xung quanh hố đen.

Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Astrophysical Journal Letters hôm 24/3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được tín hiệu vô tuyến bí ẩn, 16 ngày phát 1 lần từ thiên hà khác

Bắt được tín hiệu vô tuyến bí ẩn, 16 ngày phát 1 lần từ thiên hà khác

Nguồn gốc của tín hiệu vô tuyến có thể là 2 vật thể mang siêu năng lượng cách chúng ta đến 457 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 25/03/2021
Phát hiện siêu hành tinh còn

Phát hiện siêu hành tinh còn "sơ sinh" đã nặng bằng 133 Trái đất

Thợ săn hành tinh TESS của NASA đã phát hiện một ngoại hành tinh khổng lồ và kỳ lạ quay quanh một ngôi sao chưa đầy 1/5 tuổi Trái Đất.

Đăng ngày: 24/03/2021
Phát hiện hố khổng lồ chứa hóa thạch sinh vật ngoài Trái đất?

Phát hiện hố khổng lồ chứa hóa thạch sinh vật ngoài Trái đất?

Các miệng hố va chạm trên mặt trăng Titan – nơi từng được NASA ví như một Trái Đất thứ hai với núi non, sông, hồ y hệt – có thể từng ngập đầy sự sống.

Đăng ngày: 24/03/2021
Startup Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm dọn rác trong không gian

Startup Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm dọn rác trong không gian

Sứ mệnh thử nghiệm ý tưởng dọn dẹp các mảnh vỡ trong vũ trụ có thể làm nguy hại cho các hoạt động không gian đã được khởi động sáng 22-3, từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Đăng ngày: 24/03/2021
Vệ tinh hết hạn tan rã và vỡ thành nhiều mảnh trên quỹ đạo

Vệ tinh hết hạn tan rã và vỡ thành nhiều mảnh trên quỹ đạo

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết vệ tinh thời tiết NOAA-17 đã tan rã và vỡ thành ít nhất 16 mảnh.

Đăng ngày: 24/03/2021
Trái đất có hơn 500 vụ va chạm với tiểu hành tinh mỗi năm, sao không ai bị thương?

Trái đất có hơn 500 vụ va chạm với tiểu hành tinh mỗi năm, sao không ai bị thương?

Nếu thiên thạch va chạm với Trái đất và rơi trúng vào con người, không ai có thể sống sót. Tuy nhiên, may mắn thay, từ trước đến giờ chưa ai phải đối diện với sự kiện khủng khiếp này.

Đăng ngày: 23/03/2021
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange 1

Tàu vũ trụ Thường Nga 5 đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange 1

Tàu vũ trụ Thường Nga 5 (Chang'e 5) của nước này đã đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange thứ nhất (L1) của hệ Mặt Trời - Trái Đất.

Đăng ngày: 23/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News