Cặp song sinh trong đó một bào thai sống trong một em bé

Đây gọi là hiện tượng bào thai trong bào thai.

Hồi tháng Hai vừa qua, các bác sĩ ở Colombia đã đỡ cho một trường hợp sinh đặc biệt: Bé gái có một em sinh đôi mắc trong bụng dưới – và vẫn đang phát triển.

Báo Mỹ New York Times đưa tin em bé này sức khoẻ vẫn tốt sau khi các bác sĩ loại bỏ thành công em bé song sinh ký sinh của mình – phát triển một phần nhưng thiếu tim hoặc não. Hiện tượng ai đó mang song sinh bên trong họ được gọi là bào thai trong bào thai. Đây là hiện tượng khá hiếm gặp, xảy ra với khoảng tỷ lệ 1 trong 500.000 ca sinh.

Thai nhi trong bào thai, hoặc FIF, nghe có vẻ kỳ quái và không hợp lý nếu bạn không biết / nhớ kiến thức phôi hình thành như thế nào. Chúng ta phải đi từ việc hình thành một tế bào đơn lẻ cho đến các tế bào tập hợp lại để trở thành một thứ thực sự có thể được xác định là một động vật nguyên sinh. Quá trình này xảy ra với mỗi người chúng ta, nhưng trong trường hợp cặp song sinh, một số bước đó trở nên khó khăn hơn một chút.


Đây là hiện tượng khá hiếm gặp, xảy ra với khoảng tỷ lệ 1 trong 500.000 ca sinh.

Cặp song sinh phát triển khi hai trứng được thụ tinh độc lập bởi tinh trùng và cấy thành công vào tử cung trong cùng một chu kỳ. Nhưng cặp song sinh giống hệt nhau đến từ một trứng được thụ tinh tách ra tại một thời điểm nào đó trong tuần đầu tiên, khi tế bào đơn lẻ đó (hợp tử) đang chuyển thành một cụm tế bào, sau đó là một cụm tế bào phức tạp hơn một chút, và cuối cùng là một cụm tế bào đầy đủ mà chúng ta gọi nó là phôi thai. Trong thời gian này, nó cũng di chuyển về phía tử cung để bám chặt vào mảng niêm mạc và ở đó trong khoảng 9 tháng. Cặp song sinh một trứng có thể tách ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn cửa sổ kéo dài một tuần đó và càng tách sớm, chúng càng phát triển độc lập.

Cặp phôi đó sẽ phát triển rất nhiều trong ba tuần sau khi chúng tách ra, nhưng chúng thực sự vẫn không thay đổi trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Vào khoảng tuần thứ tư mỗi phôi gập lại theo một vài hướng khác nhau, tạo ra các hình dạng cuối cùng có thể hình thành các cấu trúc cơ thể và các cơ quan.

Các chuyên gia cho rằng đây chính là lúc bào thai trong bào thai xảy ra: Nếu hai nửa của trứng được thụ tinh tách ra trước đó quá sát nhau khi chúng bắt đầu gập, thì một nửa có thể gập nửa còn lại vào trong mình. Cơ thể con người hoạt động khá tốt với những gì mà nó nhận được (đặc biệt là khi những gì nó có được là tế bào gốc cực kỳ dễ uốn), vì vậy đôi khi, chất hấp thụ phát triển thành một bào thai khỏe mạnh với thực thể sinh đôi không may bị giấu ở đâu đó.

Đã có những trường hợp phàn nàn về đau hoặc sưng ở bụng và khi chỉ khi kiểm tra mới phát hiện có thể là do cặp song sinh ký sinh sống ở vị trí đặc biệt này có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn cung cấp máu lớn khi chúng lớn lên, cho phép chúng tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Việc chúng gần với các cơ quan nội tạng quan trọng cũng có nghĩa là một khối lượng lớn chất dinh dưỡng bị hút về đó khiến cho người anh chị em sống gặp nguy hiểm. Có những trường hợp phát hiện phôi ký sinh nằm ở các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả trong hộp sọ.

May mắn là hiện nay công nghệ siêu âm đã phát triển và siêu âm 3D/4D ở tuần thứ 35 đã có thể phát hiện ra vấn đề thai trong thai nếu có. Trong trường hợp bé gái ở Colombia, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ cặp song sinh ký sinh (dài 5 cm, thiếu các cơ quan nội tạng chính) và bé gái đang hồi phục tốt.

Khi chẩn đoán hình ảnh trước khi sinh được cải thiện, chúng ta có thể biết được nhiều hơn về những sự kiện hiếm gặp này, và có lẽ hiểu rõ hơn về cách thức và lý do chúng xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News