Caroline Herschel - Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương

Năm 1787, nhờ phát hiện nhiều thiên thể mới và trợ giúp anh trai, Caroline Herschel được vua George III trả lương, trở thành nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp.

Caroline Herschel là nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp đầu tiên ở Anh với những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực thiên văn ngày nay. Tuy nhiên, có lẽ nhiều nhà thiên văn thậm chí không nhận ra tên của bà. Đa số nhà khoa học quan tâm đến những kỹ thuật, dữ liệu và lý thuyết mới nhất trong lĩnh vực của họ, nhưng có thể không biết rõ chi tiết về lịch sử lĩnh vực đó và các nhà thiên văn cũng không ngoại lệ.

Caroline Herschel - Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương
Nhà thiên văn Caroline Herschel. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Caroline Herschel sinh năm 1750 tại Đức và trải qua tuổi thơ khó khăn. Một trận sốt phát ban đã để lại cho bà vết sẹo ngay từ khi còn nhỏ. Gia đình cho rằng bà sẽ không bao giờ kết hôn và coi bà như một người giúp việc không lương. Caroline buộc phải hoàn thành việc nhà dù từ nhỏ, bà đã rất thích học tập. Cuối cùng, bà trốn khỏi gia đình để đến Bath, Anh, cùng anh trai William Herschel.

Ban đầu, Caroline là một nhà thiên văn bất đắc dĩ. Bà không quan tâm đến thiên văn học cho tới khi William say mê lĩnh vực này. Dù từng phàn nàn về việc chạy theo những sở thích khác nhau của anh trai, bao gồm cả âm nhạc và thiên văn, Caroline cuối cùng cũng thừa nhận mình thực sự yêu thích nghiên cứu các thiên thể.

Thời đó, các nhà thiên văn chủ yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những thiên thể mới và lập bản đồ bầu trời một cách chính xác. Việc sử dụng kính viễn vọng để tìm kiếm sao chổi và tinh vân mới cũng rất phổ biến. William Herschel trở nên nổi tiếng khi phát hiện sao Thiên Vương vào năm 1781, dù ban đầu ông nhầm hành tinh này là sao chổi.

Khi bắt đầu sự nghiệp, Caroline làm trợ lý cho William. Bà chủ yếu tập trung vào công việc liên quan đến thiết bị, ví dụ như đánh bóng gương kính viễn vọng. Caroline cũng giúp sao chép các danh mục và ghi chép cẩn thận những quan sát của William. Nhưng sau đó, bà bắt đầu có những quan sát riêng.

Caroline Herschel - Nhà thiên văn nữ đầu tiên ở Anh được trả lương
Caroline Herschel làm việc cùng anh trai William trong nhiều công trình khoa học. (Ảnh: A. Diethe/Wikimedia Commons).

Năm 1782, Caroline bắt đầu ghi lại vị trí của các vật thể mới vào nhật ký riêng. Ngày 1/8/1782, bà phát hiện một sao chổi mới, nghĩa là bà trở thành người đầu tiên quan sát nó qua kính viễn vọng. Đây là phát hiện sao chổi đầu tiên do một phụ nữ thực hiện. Bà tiếp tục phát hiện thêm 7 sao chổi trong 11 năm tiếp theo.

Trong thời kỳ này, việc quan sát thực tế một vật thể mới đảm bảo sự công nhận của công chúng. Do đó, Caroline chỉ được ghi nhận với những sao chổi mà bà nhìn thấy qua kính viễn vọng. Với mọi công việc khác như ghi chép và sắp xếp toàn bộ dữ liệu từ những quan sát của William, bà ít được ghi nhận hơn anh trai. Ví dụ, khi Caroline tổng hợp toàn bộ quan sát của William thành một quyển danh mục, tác phẩm được xuất bản dưới tên William. Caroline chỉ được nhắc đến với tư cách "trợ lý".

Dù vậy, để ghi nhận những phát hiện và công việc trợ lý của bà cho William, vua George III đã trả lương cho Caroline vào năm 1787, đưa bà trở thành nhà thiên văn nữ chuyên nghiệp. Bà là người phụ nữ đầu tiên ở Anh kiếm được thu nhập nhờ theo đuổi thiên văn học.

Về sau, Caroline sắp xếp lại quyển danh mục theo cách hiệu quả hơn. Bản cập nhật này sau đó được sử dụng làm cơ sở cho danh mục thiên thể New General Catalogue mà các nhà thiên văn ngày nay vẫn sử dụng. Anh em Herschel cũng tạo ra bản đồ đầu tiên về dải Ngân Hà - thiên hà chứa Trái đất - dù chưa hoàn toàn chính xác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà hóa sinh được mệnh danh

Nhà hóa sinh được mệnh danh "cha đẻ" của vitamin

Đầu thế kỷ 20, Casimir Funk đưa ra quan điểm mang tính cách mạng - bệnh tật có thể xuất hiện do thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu.

Đăng ngày: 27/02/2024
3 nhà khoa học Trung Quốc bị tố dùng ảnh AI trong công trình nghiên cứu

3 nhà khoa học Trung Quốc bị tố dùng ảnh AI trong công trình nghiên cứu

Một bài báo cáo của 3 nhà khoa học Trung Quốc đã bị xóa bỏ khỏi tạp chí khoa học danh tiếng vì sử dụng các hình ảnh được tạo ra bởi phần mềm trí tuệ nhân tạo.

Đăng ngày: 21/02/2024
Trên thế giới chỉ có 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua

Trên thế giới chỉ có 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua

Các giải thưởng danh giá về toán học như Huy chương Fields, Giải Abel và Giải Breakthrough (đột phá) chủ yếu được trao cho nam giới.

Đăng ngày: 21/02/2024
Phi hành gia Bruce McCandless II - Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Phi hành gia Bruce McCandless II - Người đầu tiên bay tự do ngoài vũ trụ

Cách đây 40 năm, Bruce McCandless II thực hiện chuyến đi bộ không gian không dây buộc đầu, tiên tạo ra một cột mốc trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 19/02/2024
Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị

Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị

Đây là một trong những bức ảnh rất nổi tiếng ở Internet và được dùng để chèn không biết là bao nhiêu cái meme.

Đăng ngày: 15/02/2024
Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Trong nhiều thế kỷ, mật mã Vĩ Đại sừng sững như một pháo đài kiên cố không thể công phá, khiến ngay cả những nhà giải mã lành nghề nhất cũng phải bối rối, thậm chí là bó tay.

Đăng ngày: 14/02/2024
Khí cầu hydro đầu tiên trên thế giới được chế tạo thế nào?

Khí cầu hydro đầu tiên trên thế giới được chế tạo thế nào?

Được truyền cảm hứng từ khí cầu khí nóng, nhà phát minh Jacques Charles quyết định chế tạo khí cầu chạy bằng hydro mà ông cho là an toàn hơn.

Đăng ngày: 12/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News