Cát bụi bay vào mắt sẽ đi về đâu khi chúng ta chớp mắt?

Đôi khi có mấy hạt cát bụi nho nhỏ bay vào mắt chúng ta, thường thì chỉ cầm chớp chớp vài cái là nó sẽ biến mất như chưa từng tồn tại. Vậy thì bạn có thắc mắc là chúng đã đi đâu không? Bật mí thêm một xíu là con đường mà bụi đi qua cũng chính là lý do khiến chúng ta bị sổ mũi khi khóc cũng như vô tình nếm được vị của thuốc nhỏ mắt luôn đấy. Nếu thấy tò mò thì mời các bạn đọc bài viết để cùng mình tìm hiểu nhé.

Nếu cát bụi không theo nước mắt rơi ra ngoài, nó sẽ theo đường thoát nước mắt đi vào khoang mũi

Cho bạn nào chưa biết thì ở khóe của mỗi con mắt của chúng ta có 2 lỗ lệ, thông với 2 đường ống dẫn nước mắt (lệ quản). 2 đường ống này thông đến một đường ống lớn hơn (túi lệ và ống lệ mũi) và đường ống này nối với khu vực khoang mũi. Đây chính là con đường mà nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ sau khi đi qua mắt (để giữ ẩm, bôi trơn cho mắt) sẽ đi vào.

Cát bụi bay vào mắt sẽ đi về đâu khi chúng ta chớp mắt?

Mắt là một khu vực rất nhạy cảm nên chỉ cần có một hạt cát nhỏ xíu bay vào thôi là chúng ta đã thấy cộm, xốn mắt mắt rồi. Lúc này thì theo như phản xạ tự nhiên, chúng ta sẽ chớp mắt liên tục, đồng thời tuyến lệ cũng được kích thích tiết nhiều nước mắt để rửa trôi hạt cát đi.

Mí mắt của con người có cấu tạo sao cho khi chớp mắt, nó sẽ lùa cả nước mắt lẫn cát bụi đi về hướng khóe mắt, vào 2 lỗ lệ, nếu như cát bụi không bị nước mắt cuốn ra ngoài thì nó cũng sẽ bị nước mắt cuốn vào các lỗ lệ. Sau khi đi vào lệ quản, cát bụi sẽ đi đến túi lệ rồi theo ống lệ mũi và đi vào khoang mũi.

*Trong hầu hết các trường hợp thì mắt bạn có thể giải quyết được những hạt cát bụi đó bằng cách tống nó ra ngoài theo nước mắt hoặc lùa nó vào lỗ lệ thông xuống mũi. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng bị kẹt trong mắt (gây đau, cộm mắt, xước võng mạc…) hoặc kẹt trong đường dẫn nước mắt (gây tắc đường dẫn nước mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, sụp mí mắt, làm mủ…) thì bạn phải đi tìm bác sĩ ngay để được xử lý và điều trị nhé.

Từ khoang mũi, cát bụi sẽ theo nước mũi, gỉ mũi ra ngoài hoặc… trôi xuống cổ họng bạn luôn

Mấy hạt cát bụi lọt vào mắt nếu không bị nước mắt rửa trôi ra ngoài thì nó sẽ trôi xuống khoang mũi. Ở tại đây thì nước mắt sẽ bay hơi hoặc được hấp thụ lại vào cơ thể, còn cát bụi thì có thể theo nước mũi và gỉ mũi thải ra ngoài. Hoặc nó cũng có thể cùng với dịch nhầy ở mũi trôi xuống vùng hầu họng của bạn.

Cát bụi bay vào mắt sẽ đi về đâu khi chúng ta chớp mắt?

Lúc này nếu bạn khạc đờm ra thì cát bụi sẽ đi ra theo. Còn không thì nó trôi xuống cổ họng bạn luôn. Mình biết nghe đến đây thì mấy bạn sẽ thấy nó hơi ghê nhưng mà cơ thể con người nó là vậy, xin lỗi nếu thông tin này làm mấy bạn thấy khó chịu nhé. Nhưng mà mấy bạn cũng đừng lo lắng, vì từ khi được sinh ra thì mỗi ngày cơ thể của chúng xử lý vô số các hạt cát bụi như thế chứ không phải chỉ một hai hạt đâu, nuốt cũng chẳng có sao cả.

Đường dẫn nước mắt là nguyên nhân chúng ta sổ mũi khi khóc và vô tình nếm được vị của thuốc nhỏ mắt

Thường thì khóc luôn đi kèm với sổ mũi. Nguyên nhân là do đường dẫn nước mắt thông với mũi. Khi chúng ta khóc thì một lượng nước mắt lớn sẽ theo đường này đi xuống khoang mũi, hòa với dịch mũi và gây ra hiện tượng sổ mũi. Đây cũng là nguyên nhân mà đôi khi bạn cũng vô tình nếm được vị của thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt sẽ từ mắt xuống khoang mũi rồi từ khoang mũi xuống vùng hầu họng, khiến chúng ta nếm được vị the, vị đắng vị ngọt… của thuốc dù có muốn hay không.

Quay lại câu hỏi của tiêu đề bài viết thì chúng ta có câu trả lời như sau: Một hạt cát, bụi sau khi rơi vào mắt, nếu không bị nước mắt cuốn trôi ra ngoài thì nó sẽ theo đường dẫn nước mắt đi xuống khoang mũi. Nếu tại khoang mũi, nó không theo nước mũi, gỉ mũi đi ra ngoài thì nó sẽ trôi tiếp xuống vùng hầu họng. Nếu tại hầu họng, nếu nó không bị bạn khạc ra theo đờm thì nó sẽ trôi xuống cổ họng bạn luôn.

Trên đây là bài viết về “số phận” của những hạt bụi sau khi bay vào mắt người. Hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin lý thú. Cảm ơn các bạn vì đã đọc nhé!

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trộm mộ cứ nghe tiếng gà gáy hay đèn cầy tắt là vội vàng tháo chạy: Sợ gặp khắc tinh!

Trộm mộ cứ nghe tiếng gà gáy hay đèn cầy tắt là vội vàng tháo chạy: Sợ gặp khắc tinh!

Những hiện tượng khiến giới trộm mộ khiếp vía này lại chính là 2 trong số những nguyên tắc hành nghề để đời của họ. Đó là gì?

Đăng ngày: 19/12/2021
Muốn kích hoạt tiềm năng sáng tạo, hãy ngủ như Thomas Edison

Muốn kích hoạt tiềm năng sáng tạo, hãy ngủ như Thomas Edison

Bạn sẽ tìm thấy ở hypnagogia những ý tưởng không bao giờ xuất hiện trong thực tại.

Đăng ngày: 18/12/2021
Tại sao cáp quang biển đứt liên tục?

Tại sao cáp quang biển đứt liên tục?

Cáp quang biển gặp sự cố không còn là điều quá xa lạ với người dùng. Thậm chí, có đôi khi cùng lúc có tới 2, 3 tuyến cáp quang gặp sự cố, sự cố trên tuyến cáp này chưa khắc phục xong thì tuyến cáp khác lại tiếp tục đứt.

Đăng ngày: 18/12/2021
12 mẩu chuyện ngắn dạy bạn cách làm người, đi tới chân trời góc bể cũng không lo bị lợi dụng, lừa gạt

12 mẩu chuyện ngắn dạy bạn cách làm người, đi tới chân trời góc bể cũng không lo bị lợi dụng, lừa gạt

Chỉ bản thân chúng ta mới có thể quyết định chúng ta trông như thế nào. Những người khác sẽ nhìn nhận đối xử với bạn theo cách mà bạn nhìn nhận đối xử với chính mình.

Đăng ngày: 18/12/2021
Painite là gì mà có giá hơn 1 tỷ đồng/carat?

Painite là gì mà có giá hơn 1 tỷ đồng/carat?

Từ thời tiền sử, con người đã biết sử dụng những viên đá lấp lánh để làm đẹp cho bản thân và đồ đạc của mình.

Đăng ngày: 18/12/2021
Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt

Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt

Ustyurt nằm ở Trung Á, trải rộng qua Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan.

Đăng ngày: 18/12/2021
Nếu nghĩ rằng con người đang đứng đầu chuỗi thức ăn, bạn có thể đã nhầm

Nếu nghĩ rằng con người đang đứng đầu chuỗi thức ăn, bạn có thể đã nhầm

Nếu chúng ta ăn thịt của động vật ăn thịt hàng đầu, điều đó có nghĩa là con người đứng đầu chuỗi thức ăn? Điều này phụ thuộc vào định nghĩa của chúng ta về động vật ăn thịt.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News