Cậu bé 9 tuổi được mời làm giáo viên thiên văn học sau lần gây "bão" mạng
Nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ đam mê thiên văn học, cậu bé Trung Quốc là nguồn cảm hứng của bạn bè đồng trang lứa.
Yan Hongsen, cậu bé 9 tuổi tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trở nên nổi tiếng trên Internet Trung Quốc sau khi chỉ ra lỗi sai trong phim tài liệu chiếu tại cung thiên văn. Em vừa được mời giảng bài về khoa học vũ trụ cho các bạn cùng trường tại lễ khai giảng, CCTV đưa tin.
“Trong năm học mới, em muốn dạy thiên văn học cho bạn bè và tự học thêm những điều mới mẻ”, cậu bé được mệnh danh “cậu bé tên lửa” trả lời phỏng vấn.
Yan Hongsen bắt đầu hứng thú với thiên văn học từ năm 4 tuổi. (Ảnh: SCMP).
Lao Chunyan, giáo viên tiếng Trung của Yan cho biết, nhờ Yan mà các học sinh khác cũng bắt đầu hào hứng chia sẻ sở thích và mối quan tâm ngoài giờ học của mình. “Bọn trẻ truyền cảm hứng cho nhau rất nhiều. Bất cứ khi nào có câu hỏi, bạn học đều tìm đến Hongsen”, cô nói.
Yan đam mê thiên văn học từ khi mới 4 tuổi, sau buổi cùng gia đình đi xem phóng vệ tinh VRSS-2 tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, khu tự trị Nội Mông Cổ. Để ủng hộ niềm đam mê của con trai, bố mẹ Yan đã mua nhiều sách thiên văn học, đưa em đến các viện bảo tàng và biến phòng khách gia đình thành một đài quan sát.
Cậu bé tiểu học từng ghé thăm 22 cung thiên văn và bảo tàng khoa học trên khắp Trung Quốc, tự làm mô hình tên lửa và quay các bài giảng ngắn cho những người yêu thích thiên văn học qua ứng dụng chia sẻ video Douyin. Kênh của Yan hiện có hơn 214.000 người theo dõi.
Yan tự tin chia sẻ kiến thức thiên văn cho bạn học. (Ảnh: SCMP).
Hồi tháng 7, bố Yan đăng lên mạng xã hội một đoạn video quay cảnh em bực tức chỉ ra rằng tên lửa Long March 3 đã bị gọi sai thành tên lửa Long March 5 trong phim tài liệu chiếu cho du khách tại một cung thiên văn ở Lhasa, Tây Tạng.
Sau khi đoạn video lan truyền nhanh chóng và được nhiều người yêu thích, Yan chia sẻ: "Em ngày càng quyết tâm theo đuổi ước mơ chế tạo tên lửa của riêng mình”.
- Thí nghiệm của Pharaoh Ai Cập: Không dạy trẻ sơ sinh nói chuyện, liệu chúng có thể tạo ra ngôn ngữ mới không?
- Vì sao thống trị địa cầu hàng trăm triệu năm, nhưng khủng long không thể phát triển trí thông minh như con người?
- Tại sao một thìa vật chất trong một ngôi sao neutron lại có thể nặng tới 100 triệu tấn?

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

NASA công bố 3 bản nhạc ma quái từ tinh vân và hành tinh khác
Cả 3 vật thể phát nhạc mà NASA vừa công bố đều là những hình ảnh ngoạn mục đầu tiên mà siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb đã chụp được và từng làm mê hoặc thế giới.
