Câu chuyện về vaccine cứu hàng chục triệu trẻ em khỏi bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt đã cướp đi sinh mạng hoặc biến những đứa trẻ khỏe mạnh thành tàn tật. Nhưng, với sự hợp tác tích cực của các nhà khoa học Liên Xô trước đây và Mỹ, cuộc chiến chống virus bại liệt đã chiến thắng.

Thử nghiệm tại Liên Xô trước đây

Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, bệnh bại liệt đã trở thành một tai họa thực sự ở các nước phát triển. Ở Mỹ, chỉ trong 3 tháng hè năm 1921, có hơn 7.000 người bị tàn tật, khoảng 3.000 người chết vì căn bệnh này. Về cơ bản, bệnh bại liệt thường xảy ra với trẻ em.

Vào đầu những năm 1950, số ca mắc bệnh bại liệt ở Mỹ hàng năm đã vượt mốc 50.000. Các nhà khoa học Mỹ là Jonas Salk và Albert Sabin đã đề xuất phiên bản vaccine của mình. Ông Salk đã sử dụng loại vaccine bất hoạt được tạo ra dựa trên virus bại liệt được nuôi cấy trong mô thận của khỉ châu Phi. Còn ông Sabin đề xuất loại vaccine đường uống với virus sống đã bị giảm độc lực.

Câu chuyện về vaccine cứu hàng chục triệu trẻ em khỏi bệnh bại liệt
Nhà khoa học Liên Xô Mikhail Chumakov (trái) và nhà khoa học Mỹ Albert Sabin (phải) hợp tác chống bệnh bại liệt.

Tuy nhiên, vào năm 1954, vụ bê bối lớn xảy ra khi vaccine bại liệt của ông Salk được đưa vào tiêm chủng đại trà ở Mỹ. Một số trẻ em đã mắc bệnh bại liệt sau khi được tiêm vaccine này. Kết quả điều tra cho thấy có sai phạm trong quá trình sản xuất. Thay vì virus bất hoạt, virus sống được sử dụng để sản xuất vaccine. Tình huống này đã khiến ông Sabin mất cơ hội thử nghiệm đại trà vaccine của mình ở Mỹ. Ông Sabin đã liên lạc với nhà khoa học Liên Xô Mikhail Chumakov.

Albert Sabin đề nghị M.Chumakov thử nghiêm vaccine của mình tại Liên Xô. M.Chumakov nhận thấy rằng, nếu vaccine của Jonas Salk có hiệu quả 60%, phiên bản của Albert Sabin về mặt lý thuyết cho hiệu quả đạt gần 100%, nhưng phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn…

M.Chumakov bắt đầu sự nghiệp tại Phòng thí nghiệm Quân y, tham gia nghiên cứu bản chất của bệnh viêm não do ve ở vùng Khabarovsk của Nga khi đó thuộc Liên Xô vào năm 1937. M.Chumakov đã vô tình bị nhiễm bệnh, bị mất thính giác và khả năng vận động của bàn tay phải. Tuy nhiên, ông M.Chumakov không từ bỏ sự nghiệp và trở thành nhà virus học hàng đầu của Liên Xô. Vào đầu những năm 1950, khi dịch bại liệt xuất hiện ở Liên Xô, ông M.Chumakov là người đứng đầu chương trình vaccine.

Bán cho Nhật Bản 130 triệu liều vaccine

Phiên bản vaccine bại liệt của Liên Xô dựa trên công trình nghiên cứu của Albert Sabin được hoàn thành vào năm 1956. Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine này là các nhà khoa học thuộc khoa Virus, Viện Y học thực nghiệm Leningrad. Do vaccine này chủ yếu dành cho trẻ em, ông Anatoly Smorodintsev - cộng sự của M.Chumakov quyết định chọn Lenochka (6 tuổi) - cháu gái của mình làm đứa trẻ đầu tiên thử nghiệm vaccine. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lenochka có kháng thể chống lại bệnh bại liệt. Sau đó, những cuộc thử nghiệm quy mô lớn bắt đầu được triển khai. Năm 1960, vaccine bại liệt bắt đầu được sản xuất hàng loạt ở Liên Xô. Cuộc chiến chống virus bại liệt đã chiến thắng trong vòng 3 năm sau đó do hàng triệu trẻ em Liên Xô được tiêm chủng.

Vào đúng thời điểm dịch bùng phát ở Liên Xô, virus bại liệt cũng tấn công Nhật Bản. Vào năm 1961, một phong trào xã hội yêu cầu các cơ quan chức năng của Nhật Bản cho người dân được sử dụng vaccine bại liệt của Liên Xô. Ngày 22-6-1961, nước này thông báo mua 13 triệu liều vaccine của Liên Xô. Vài tháng sau, đợt bùng phát dịch bệnh được khống chế.

Albert Sabin và Mikhail Chumakov, những người đã cứu mạng sống và sức khỏe của hàng chục triệu trẻ em, qua đời cách nhau 3 tháng vào năm 1993.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên tài vật lý 11 tuổi và khát vọng biến con người thành bất tử

Thiên tài vật lý 11 tuổi và khát vọng biến con người thành bất tử

11 tuổi đã tốt nghiệp Đại học, cậu bé Laurent Simons bày tỏ mục tiêu đưa con người đến ngưỡng cửa của sự bất tử.

Đăng ngày: 08/07/2021
Hiram Stevens Maxim - Cha đẻ của súng máy tự động

Hiram Stevens Maxim - Cha đẻ của súng máy tự động

Người được coi là cha đẻ của súng máy tự động chính là Hiram Stevens Maxim, ông cũng đã để lại tên tuổi lớn của mình trong lịch sử.

Đăng ngày: 07/07/2021
Galina Balashova - Nữ kiến trúc sư vũ trụ đầu tiên của Nga

Galina Balashova - Nữ kiến trúc sư vũ trụ đầu tiên của Nga

Là một kiến trúc sư và một họa sĩ, bà Galina đã dành 3 thập kỷ để thiết kế nội thất của phi thuyền không gian Soyuz và nhiều phi thuyền không gian khác của Liên Xô.

Đăng ngày: 07/07/2021
Người Việt Nam đầu tiên được trao giải

Người Việt Nam đầu tiên được trao giải "Nobel Môi trường"

Ông Nguyễn Văn Thái được trao giải thưởng Goldman Environmental Prize danh giá nhờ những đóng góp trong bảo tồn loài tê tê.

Đăng ngày: 17/06/2021
Cách cỗ máy đánh chữ 5.400 ký tự của IBM bị chinh phục bởi một người phụ nữ

Cách cỗ máy đánh chữ 5.400 ký tự của IBM bị chinh phục bởi một người phụ nữ

Tuy nhiên, trí nhớ siêu phàm của cô vẫn không giúp vực dậy được lĩnh vực kinh doanh của gã khổng lồ công nghệ Mỹ tại thị trường Trung Quốc.

Đăng ngày: 02/06/2021

"Cha đẻ" lúa lai thế giới qua đời

Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình là người đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công phép lai ưu thế để tạo ra giống lúa lai, qua đời ở tuổi 91.

Đăng ngày: 24/05/2021
Chân dung nhà thiên văn học Việt khám phá ra vành đai Kuiper

Chân dung nhà thiên văn học Việt khám phá ra vành đai Kuiper

Tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh. Quá trình nghiên cứu, bà cùng đồng nghiệp khám phá ra vành đai Kuiper giúp thế giới thay đổi cách nhìn về Hệ Mặt trời… Đấy là GS. Lưu Lệ Hằng.

Đăng ngày: 09/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News